Thông tin Nhiệm vụ KH&CN Cấp tỉnh năm 2020: Nghiên cứu thực trạng nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk và đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển.

16/07/2020

1. Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk và đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển.

2. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Hoàng Thị Xuân

3. Các thành viên tham gia:

TS. Nguyễn Thị Bích Thu

Phó trưởng Phòng Đào tạo, HVDT

Thành viên chính

TS. Nguyễn Thị Thuận

Khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số, HVDT

Thành viên chính

 

TS. Lê Thị Hằng

Tổ trưởng Bộ môn Truyền thông đa phương tiện, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông

 

Thành viên chính

 

ThS. Vũ Thị Huyền Trang

Giảng viên, Khoa May và Thiết kế thời trang, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

 

Thành viên chính

 

ThS. Dương Hiền Dịu

Phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế, HVDT

Thành viên chính

CN, Y Soa Sruk

Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk

Thành viên chính

ThS. Ngô Thị Trinh

Giảng viên, Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân tộc, HVDT

Thư ký

KS. Phạm Văn Hiếu

Cán sự, Trung tâm Thông tin -Thư viện, HVDT

Thư ký

 

4. Đơn vị chủ trì: Trung tâm Tư vấn, chuyển giao KH&CN, bảo vệ môi trường vùng Dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN).

5. Thời gian thực hiện: Năm 2020 - 2023

6. Mục tiêu nghiên cứu

6.1 Mục tiêu chung

Đánh giá được thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk hiện nay (nghiên cứu điểm các dân tộc Ê đê, Gia Rai, M'nông).

6.2 Mục tiêu cụ thể

- Khảo sát, đánh giá thực trạng; các nguyên nhân tác động đến nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk (giới hạn ở 3 dân tộc Ê đê, Gia Rai, M'nông).

- Đánh giá vai trò của phụ nữ DTTS (Ê đê, Gia Rai, M'nông) đối với nghề dệt thổ cẩm và ứng dụng nghề thổ cẩm đối với việc phát triển kinh tế hộ tại địa phương.

- Xây dựng mô hình thí điểm bảo tồn nghề dệt thổ cẩm gắn với thương mại hóa sản phẩm (du lịch cộng đồng, thiết kế thời trang) hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình cho phụ nữ dân tộc Ê đê, M'nông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm gắn với tăng cường năng lực phát triển kinh tế hộ cho phụ nữ DTTS tại địa phương tỉnh Đắk Lắk.

7. Phương pháp nghiên cứu

- Điều tra xã hội học;

- Đánh giá nông thôn có sự tham gia;

- Đánh giá tiềm năng tạo thu nhập hỗ trợ giảm nghèo;

- Nghiên cứu điểm;

- Phương pháp chuyên gia;

- Mô hình hóa;

- Phân tích SWOT;

8. Các nội dung nghiên cứu chính

Nội dung 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (3 chuyên đề)

Nội dung 2. Thực trạng nghề dệt thổ cẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay (giới hạn ở dân tộc Ê đê, Gia Rai, M'nông)

Nội dung 3.  Đánh giá tác động của chính sách hiện hành đến bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk hiện nay (giới hạn ở dân tộc Ê đê, Gia Rai, M'nông)

Nội dung 4.  Xây dựng mô hình bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch, thời trang phục vụ phát triển kinh tế hộ gia đình trong vùng đồng bào DTTS (thí điểm ở dân tộc Ê đê, M'nông)

Nội dung 5. Đề xuất các kiến nghị, giải pháp bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay

9. Các sản phẩm chính

- Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt;

- Các báo cáo chuyên đề;

- Báo cáo số liệu;

- Kỷ yếu hội thảo;

- Báo cáo kiến nghị giải pháp;

- 2 bài tạp chí;

- 01 website;

- 01 video;

- Hỗ trợ đào tạo Thạc sĩ.

Ban Biên tập

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068