Hội thảo “Xây dựng Bộ Dư địa chí các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng: Lý luận và thực tiễn” thuộc đề tài "Ứng dụng công nghệ 4.0 trong xây dựng  Bộ Dư địa chí các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng"

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh: "Ứng dụng công nghệ 4.0 trong xây dựng  Bộ Dư địa chí các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng", sáng ngày 3/11/2023, tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc – đơn vị chủ trì nhiệm vụ - đã phối hợp với Ban Dân tộc và Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội thảo "Xây dựng Bộ Dư địa chí các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lâm Đồng: Lý luận và thực tiễn". Đồng Chủ trì Hội thảo gồm TS. Nguyễn Thị Bích Thu – Chủ nhiệm đề tài; Ông Dơ Woang Ya Gương, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng; ThS. Nguyễn Ngọc Huy – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng. Tham dự Hội thảo, có Ông Bon Yo Soan, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng; Bà Cil Bri - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng; đại diện lãnh đạo Văn phòng HĐND&UBND; lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các huyện/thành phố của tỉnh Lâm Đồng; lãnh đạo cấp Phòng của Ban Dân tộc, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch của tỉnh Lâm Đồng; Ban Chủ nhiệm đề tài, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng.

Giải pháp nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ít người ở nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Di sản văn hóa của các dân tộc ít người là những giá trị vật chất và tinh thần được tích tụ, gìn giữ trong toàn bộ quá trình lịch sử phát triển của dân tộc thiểu số, là bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa của các dân tộc ít người. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số nói chung và các dân tộc ít người nói riêng có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng. Khẳng định việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, “đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, Đảng ta nhấn mạnh văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội, bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm giá trị văn hóa vốn có của dân tộc.

Thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Xoá đói giảm nghèo là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm hướng đến việc xây dựng một xã hội ổn định, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, tạo ra sự phát triển ổn định về kinh tế, xã hội. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường sinh sống ở những khu vực có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với dân tộc đa số, chính vì vậy, trong công tác giảm nghèo, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nhận thức rõ tầm quan trọng trong thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Bình Phước đã triển khai nhiều chương trình, dự án hướng đến giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Bài viết khái quát những nội dung cơ bản trong thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước, chú trọng đến những kết quả đạt được trong thời gian qua cũng như những tồn tại hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Trang: Đầu Trước Tiếp Cuối

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068