Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ ở vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay

12/07/2022

Nguyễn Văn Dũng

                       Đơn vị công tác

1. Đặt vấn đề

Việt Nam là nước có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) và hầu hết các dân tộc này đều sống ở những vùng núi, vùng sâu vùng xa với sự phát triển KT- XH hạn chế và điều kiện giao thông khó khăn. Do đó, việc đảm bảo tất cả phụ nữ có thể tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ y tế chất lượng trong quá trình mang thai và sinh con là một thách thức rất lớn đối với Đảng và Nhà nước ta. Hiện nay, tỉ lệ phụ nữ người DTTS được tiếp cận với dịch vụ y tế còn rất thấp. Tỷ lệ phụ nữ DTTS sinh con tại nhà ở các tỉnh miền núi phía Bắc rất cao, chiếm khoảng 40- 60% tổng số các ca sinh, trong khi hầu hết phụ nữ người Kinh và phụ nữ sống ở vùng đồng bằng đều sinh tại các cơ sở y tế. Kết quả điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ (MICS) năm 2006 cho thấy có rất nhiều yếu tố đã tác động, là rào cản cho việc tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng DTTS, trong đó điển hình là: Các yếu tố như dân tộc, mức sống hộ gia đình và giáo dục đều ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh và trong khi sinh do những nhân viên y tế có tay nghề đỡ. Các yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau, tuy nhiên, yếu tố dân tộc có ảnh hưởng lớn hơn hai yếu tố mức sống hộ gia đình và giáo dục. So với số liệu quốc gia, phụ nữ DTTS thuộc các hộ nghèo có nguy cơ không tiếp cận tới được các dịch vụ chăm sóc trước sinh cao hơn ba lần và không được đỡ đẻ bởi nhân viên y tế có chuyên môn trong lúc sinh cao hơn sáu lần. Các kết quả này cho thấy dân tộc là một yếu tố xã hội quan trọng ảnh hưởng tới việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại Việt Nam nói chung và đối với vùng DTTS nói riêng và rõ ràng phụ nữ DTTS là một nhóm rất thiệt thòi. Số liệu hiện có cũng cho thấy rằng phụ nữ của nhiều cộng đồng DTTS và phụ nữ sống ở vùng sâu vùng xa sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình còn thấp.

Trước thực trạng nêu trên, chúng ta cần có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, cải thiện tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế của phụ nữ vùng DTTS, nhằm bảo đảm sức khỏe cho phụ nữ vùng DTTS ở nước ta hiện nay.

Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân nói chung, sức khoẻ của bà mẹ người dân tộc thiểu số nói riêng luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Do sinh sống ở những vùng núi, vùng sâu vùng xa, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nên việc đảm bảo tất cả phụ nữ dân tộc thiểu số có thể tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ y tế thuận lợi, có chất lượng trong quá trình mang thai và sinh con là một thách thức rất lớn đối với Đảng và Nhà nước ta. Hiện nay, tỉ lệ phụ nữ người DTTS được tiếp cận với dịch vụ y tế còn rất thấp. Tỷ lệ phụ nữ DTTS sinh con tại nhà ở các tỉnh miền núi phía Bắc rất cao, chiếm khoảng 40- 60% tổng số các ca sinh, trong khi hầu hết các phụ nữ người Kinh và phụ nữ sống ở vùng đồng bằng đều sinh đẻ tại các cơ sở y tế phù hợp với điều kiện của các cộng đồng ở từng địa phương, đặc biệt chú ý đến các vùng và đối tượng có khó khăn.”

Hiện tại điều kiện sức khỏe của bà mẹ và trẻ em ở vùng sâu, vùng xa và miền núi tương đối yếu kém. Điều đó đã được thực hiện rõ trong điều tra ban đầu do Liên hợp quốc tiến hành. Điều tra này cũng cho thấy ở khu vực miền núi, chỉ có 40% phụ nữ thực hiện khám thai 3 lần trong quá trình mang thai; và chỉ có 10% các ca sinh có sự tham gia của nhân viên y tế (trong khi đó tỷ lệ trung bình của tỉnh tương ứng là 78% và 50%). Kết quả điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ (MICS) năm 2016 cho thấy có rất nhiều yếu tố đã tác động, là rào cản cho việc tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng DTTS.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Yếu tố địa lý là một trong những yếu tố dẫn đến sự hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số

Các dân tộc thiểu số chủ yếu cư trú ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng sa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Trong khi đó, hầu hết các trung tâm y tế đều được xây dựng ở các trung tâm của huyện, tại các thị trấn, thị tứ của huyện. Vì vậy, để tiếp cận được các dịch vụ y tế đối với phụ nữ vùng DTTS là rất khó khăn, họ phải đi hàng trăn cây số mới đến được nơi cung cấp dịch vụ. Do đó, tỉ lệ được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản là rất thấp. Thực tế cho thấy rằng phụ nữ của nhiều cộng đồng DTTS và phụ nữ sống ở vùng sâu trung bình của quốc gia là 74%. Tỉ lệ vùng xa sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình còn thấp. Chỉ có 16% phụ nữ DTTS được khám thai 04 lần trở lên so với mức lệ phụ nữ DTTS tiếp cận với các dịch vụ y tế tại tạm y tế xã rất thấp. Yếu tố địa lý có ảnh hưởng trực tiếp tới tiếp cận dịch vụ. Có những địa bàn, từ thôn đi tới trạm y tế xã phải mất 4 tiếng đi bộ - cách duy nhất. Tại cả 3 huyện miền núi đều có điểm chung này, cụ thể, các xã ở càng xa trung tâm, tỷ lệ bà con tiếp cận tới cơ sở y tế, đặc biệt là dịch vụ đẻ tại trạm càng thấp, bởi khi sản phụ chuyển dạ, trong nhiều trường hợp, gia đình không thể vận chuyển tới trạm y tế xã do điều kiện đường xá đi lại khó khăn. Ngược lại, tại các xã đồng bằng, việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn, tỷ lệ người dân tới trạm sử dụng dịch vụ cao hơn rõ rệt.

              2.2. Mức sống hộ gia đình được xem là yếu tố ảnh hưởng lớn đến mức độ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của các phụ nữ vùng dân tộc thiểu số

Thực tế cho thấy, hầu hết các phụ nữ nghèo đều không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Sự nghèo đói là một trong những rào cản lớn đối với việc chăm sóc sức khỏe sinh sản. Họ không có đủ tiền để tìm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng. Vì vậy, những phụ nữ nghèo thường không đi khám thai trong suốt cả thai kỳ và khi sinh con đa số họ lựa chọn phương pháp sinh con tại nhà và mời bà đỡ trong thôn đến giúp.

2.3. Giáo dục cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh và trong khi sinh

Đa số phụ nữ dân tộc thiểu số đều không có cơ hội được đến trường, do điều kiện kinh tế khó khăn, vị trí địa lý và phong tục tập quán của các dân tộc. Vì vậy, trình độ nhận thức của họ cũng rất hạn chế. Họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản trước và sau sinh. Vì không thấy được tầm quan trọng của CSTS, nên một số phụ nữ chỉ đi khám thai một lần duy nhất vào 03 tháng cuối thai kỳ. Tỷ lệ khám thai > 3 trong lần mang thai gần đây thấp ở hầu hết các nhóm dân tộc, đặc biệt người H’Mông chỉ có 4,82%; Tỉ lệ được bảo vệ UVSS cao nhất là người Nùng (73,13%), tiếp theo là Châu Mạ (60,94%), Ê Đê (68,18%), M’Nông (47,37%) và thấp nhất ở người H’Mông (37,74%); đa phần người Ê Đê và người Nùng sinh tại cơ sở y tế (> 88,00%), người Châu Mạ, H’Mông có tỷ lệ sinh tại nhà khá cao (53,25% và 57,83%).

2.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ người dân tộc thiểu số

Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như quá trình tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành đã và đang ảnh hưởng, trực tiếp, toàn diện đến công tác chăm sóc sức khỏe của bà mẹ người dân tộc thiểu số. Hơn 25 năm trước, tỷ lệ tử vong mẹ ở Việt Nam vào khoảng 233/100.000 trẻ đẻ sống, cao gấp 4 lần thời điểm hiện tại. Tử vong mẹ tại các vùng sâu, vùng xa thậm chí còn cao hơn rất nhiều. Giai đoạn 2000 – 2001, tử vong mẹ giảm xuống ở mức 165/100.000 trẻ đẻ sống, tuy nhiên vẫn còn có sự khác biệt đáng kể về tình trạng sức khỏe và tử vong giữa các vùng địa lý, kinh tế - xã hội và giữa các nhóm dân tộc. Đặc biệt, tỷ lệ đẻ tại nhà không có cán bộ y tế đỡ đẻ trong giai đoạn này còn rất cao ở khu vực miền núi, dao động trong khoảng 50-58%. Việc không khám thai, đẻ tại nhà không được hỗ trợ của cán bộ y tế là nguyên nhân quan trọng khiến tình trạng tử vong mẹ còn cao ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu thát triển thiên niên kỷ về giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em và thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền về sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Bên cạnh đó, nhân lực y tế, trong đó đặc biệt là nhân lực làm công tác chăm sóc thai sản và sơ sinh ở vùng miền núi luôn thiếu trầm trọng. Cán bộ y tế xã rất khó để thực hiện những dịch vụ làm mẹ an toàn, chăm sóc trẻ sơ sinh tại các thôn bản vùng núi cao và xa xôi hẻo lánh do điều kiện đi lại khó khăn, thiếu kinh phí, trang thiết bị. Trên thực tế, cán bộ y tế là người dân tộc Kinh khó có khả năng hòa nhập, tiếp cận với đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là những dân tộc có nhiều nét văn hóa đặc thù như H’mông, Giẻ Triêng, Raglai…. Đồng thời, các chế độ, chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ y tế làm việc tại vùng khó khăn còn nhiều bất cập… 

Nhận thức được những khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 về khám chữa bệnh cho người nghèo. Bộ Y tế ban hành Quyết định số 585/QĐ-BYT ngày 20/02/2013 về thí điểm đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo). Hiện nay, đã ban hành nhiều chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản và chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản; chính sách bảo hiểm y tế, chế độ hỗ trợ từ quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo; đầu tư cho bệnh viện tuyến huyện và phòng khám đa khoa khu vực liên huyện nhằm đảm bảo: (1) ưu tiên giải quyết các vấn đề sức khỏe; (2) tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng; và (3) giảm gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe đặc biệt là về khám, chữa bệnh.

Đặc biệt, Bộ Y tế đã có chủ trương đào tạo các cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số cho các vùng khó khăn. Cho đến nay, cả nước có gần 3.000 cô đỡ thôn bản đang hoạt động ở hàng ngàn thôn bản khó khăn trong cả nước. Các cô đỡ thôn bản đã vượt mọi khó khăn, gian khổ, đến từng gia đình tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ tập quán lạc hậu, tích cực tư vấn sức khỏe, vận động khám thai và sinh con tại trạm y tế xã, đã góp phần giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, một số chủ trương, chính sách chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung, chính sách chăm sóc bà mẹ người dân tộc thiểu số nói riêng chưa được cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế địa phương. Một số cán bộ, đảng viên vùng dân tộc còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chưa chủ động khơi dậy và phát huy tốt các nguồn lực của địa phương. Về việc chỉ đạo thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chăm sóc sức khỏe ở các vùng dân tộc và miền núi còn nhiều yếu kém, khuyết điểm. Nhìn chung đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý y tế ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực tổ chức,chỉ đạo thực hiện. Những vấn đề nêu trên đã hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bà mẹ người dân tộc thiểu số.

2.5. Điều kiện cơ sở vật chất của trạm y tế xã không đảm bảo để sản phụ có thể lưu trú trước và sau khi sinh

Theo các cán bộ y tế huyện cho biết, để có được dịch vụ CSSKSS đủ điều kiện chuẩn cần có khoảng 5 phòng, bệnh nhân có thể lưu trú.T uy nhiên, đa số tại các trạm y tế xã đều thiếu về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn nghiệp vụ giỏi. Tỉnh Kon Tum, một số trạm y tế xã có trang bị một số cơ sở vật chất như máy siêu âm, nhưng cán bộ y tê lại không biết sử dụng. Vì vậy, không có phụ nữ đến trung tâm y tế xã để thăm khám.

2.6. Đặc điểm dân tộc là một trong những yếu tố dẫn đến những rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số

Ở nước ta, mỗi một dân tộc thiểu số đều có những phong tục tập quán về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Sự khác biệt về yếu tố văn hóa như ngôn ngữ, phong tục tập quán có liên quan đến việc mang thai, sinh con… cũng làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân ở vùng núi cao. Bên cạnh những phong tục tập quán có tiến bộ trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, thì các dân tộc (đặc biệt là các dân tộc cư trú ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới) vẫn còn tồn tại những tập quán chăm sóc sức khỏe theo tập tục của dân tộc. Tảo hôn, không chăm sóc thai nghén, không nghỉ ngơi dưỡng thai, không đến cơ sở y tế mà sinh con tại nhà, không kiêng cữ sau sinh, nuôi trâu bò dưới sàn nhà, hút thuốc lá, tắm ao hồ… là những tập quán ảnh hưởng không tốt đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ của phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số.

Các yếu tố trên có liên quan chặt chẽ với nhau, tuy nhiên, yếu tố dân tộc có ảnh hưởng lớn hơn hai yếu tố mức sống hộ gia đình và giáo dục. So với số liệu quốc gia, phụ nữ DTTS thuộc các hộ nghèo có nguy cơ không tiếp cận tới được các dịch vụ chăm sóc trước sinh cao hơn ba lần và không được đỡ đẻ bởi nhân viên y tế có chuyên môn trong lúc sinh cao hơn sáu lần. Các kết quả này cho thấy dân tộc là một yếu tố xã hội quan trọng ảnh hưởng tới việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại Việt Nam nói chung và đối với vùng DTTS nói riêng và rõ ràng phụ nữ DTTS là một nhóm rất thiệt thòi.

Đến nay, sức khỏe bà mẹ người dân tộc thiểu số đã được cải thiện, nhưng tai biến sản khoa và tử vong mẹ vẫn còn có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, miền. Khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh còn hạn chế ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tình trạng đẻ tại nhà, đẻ không có cán bộ được đào tạo đỡ còn khá phổ biến ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ thăm khám bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ còn thấp.

3. Kết luận

Trước thực trạng nêu trên, chúng ta cần có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, cải thiện tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế của phụ nữ vùng DTTS, nhằm bảo đảm sức khỏe cho phụ nữ vùng DTTS ở nước ta hiện nay. Cụ thể như sau:

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào các DTTSS, đặc biệt là phụ nữ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhằm cung cấp những kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ. Giúp họ thấy được tấm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ DTTS trước và sau sinh.

Cần tăng cường trang cấp các trang thiết bị y tế hiện đại cho các cơ sở y tế xã. Hiện nay, phần lớn các trạm y tế xã, thôn, bản đều không đảm bảo về mặt cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán bộ y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em trước và sau khi sinh cung cấp dịch vụ CSSKBM có chất lượng tốt hơn tại các TYTX là quan trọng và cần thiết nhất. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng tại xã có thể thực hiện CSSKBM an toàn, hiệu quả, đúng thời điểm và công bằng dựa trên phong tục tập quán, giá trị văn hóa và mong muốn của các cộng đồng khác nhau.

Cần tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế tại các trung tâm y tế xã, thôn, bản, thường xuyên tập huấn các kĩ năng khám, siêu âm, xét nghiệm máu cho phụ nữ. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ tại các vùng DTTS.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đào tạo các cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số cho các vùng khó khăn. Cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số là cánh tay nối dài của ngành y tế trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào dân tộc thiểu số. Họ đã góp phần đưa chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Mô hình cô đỡ thôn bản cũng là sáng kiến của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng khó khăn. Cô đỡ thôn bản là người dân tộc thiểu số, được lựa chọn từ chính cộng đồng dân tộc tại địa phương. Họ được đào tạo về y tế để thực hiện hiệu quả việc tuyên truyền, tư vấn, phát hiện và chuyển tuyến kịp thời cho các bà mẹ mang thai có nguy cơ tai biến sản khoa; can thiệp làm mẹ an toàn, đỡ đẻ bằng "gói đẻ sạch" cho sản phụ ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn tồn tại tục lệ đẻ tại nhà, nhằm hạn chế các trường hợp tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Thu Phương (2018), Sáng kiến chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vùng khó khăn http://tuyengiao.vn/print/110230/sang-kien-cham-soc-suc-khoe-ba-me-tre-em-vung-kho-khan.

2.UFPA, Những rào cản trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam.

3. Hoàng Minh, Những thách thức trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, Tạp chí Tuyên giáo Trung ương, 2011.

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068