TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC CÔNG TÁC DÂN TỘC 

 

Đơn vị:

Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc

Giám đốc:

TS. Nguyễn Văn Dũng

Điện thoại:

024.37957206

Email:

trungtamboiduong@hvdt.edu.vn

Địa chỉ:

Khu đô thị Dream Town, đường 70, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

 

Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc được thành lập theo Quyết định số 519/QĐ-UBDT ngày 10/10/2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc trên cơ sở phát triển từ Phòng Đào tạo của Trường Cán bộ dân tộc (cũ).

Từ khi thành lập (2016-2021), Trung tâm đã bồi dưỡng được khoảng hơn 400 lớp với khoảng gần 2000 lượt học viên tham gia. Trong số đó có nhiều người đã và đang giữ trọng trách quan trọng của Đảng và Nhà nước nói chung, Uỷ ban Dân tộc và các Ban Dân tộc nói riêng.

Từ ngày 25/01/2022, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc được quy định tại Quyết định số 41/QĐ-HVDT của Giám đốc Học viện Dân tộc.

I. Vị trí, chức năng

Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Học viện Dân tộc, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.

Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc có chức năng cơ bản như sau: Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ ngành, vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc trong hệ thống chính trị; liên kết đào tạo, bồi dưỡng với các cơ sở giáo dục trong nước và quốc tế về các chuyên ngành phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; thực hiện liên kết hợp tác nghiên cứu khoa học, hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm công tác dân tộc với các tổ chức nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

a) Trình Giám đốc Học viện Dân tộc phê duyệt và thực hiện kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, người có uy tín vùng dân tộc và miền núi.

b) Tổ chức thực hiện các khoá đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức công tác dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, người có uy tín vùng dân tộc và miền núi.

c) Tổ chức các khoá bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch, bậc (chuyên viên, chuyên viên chính…); theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý (cán bộ lãnh đạo cấp phòng…) và các lớp về kiến thức, kỹ năng chuyên ngành.

d) Tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng tập huấn về kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ làm công tác dân tộc các nước trong khu vực và trên thế giới theo Chương trình hợp tác của Chính phủ và thoả thuận giữa Uỷ ban Dân tộc Việt Nam với Chính phủ và các Bộ, ngành của các nước.

e) Xây dựng chương trình, biên soạn, xuất bản giáo trình, tập bài giảng, học liệu và sách tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về dân tộc, công tác dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số.

g) Nghiên cứu phương pháp dạy, học, phục vụ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về dân tộc, công tác dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số.

h) Phối hợp, tham gia công tác đào tạo cử nhân, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, liên kết hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước đào tạo cử nhân, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Tham gia bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc với các cơ sở giáo dục khác. 

i) Liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề ở trong nước và quốc tế thực hiện đào tạo nghề cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

k) Thực hiện dịch vụ tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, chuyển giao khoa học và công nghệ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của pháp luật và Ủy ban Dân tộc.

2. Công tác nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo, bồi dưỡng

a) Nghiên cứu thực hiện các đề tài, dự án về các lĩnh vực có liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về dân tộc, công tác dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

b) Tư vấn, phản biện trong việc xây dựng, hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tư vấn, phản biện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ làm công tác dân tộc.

c) Thực hiện các hợp đồng cung ứng các dịch vụ kỹ thuật, thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ, tổ chức các hội nghị, hội thảo về phát triển nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

d) Thực hiện các dịch vụ công khác theo nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

e) Nghiên cứu tổng kết đánh giá hiệu quả chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi; chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, người có uy tín vùng dân tộc và miền núi.

g) Đề xuất cấp chứng chỉ, chứng nhận thuộc phạm vi đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Dân tộc theo quy định của Nhà nước.

h) Thông tin, tuyên truyền, tổ chức các diễn đàn, hội thảo khoa học về kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ về đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi.

i) Thực hiện các dịch vụ công theo đặt hàng của Nhà nước và của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

 k) Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế theo phân cấp của Giám đốc Học viện. Thực hiện các chế độ, chính sách, nhận xét, đánh giá và theo dõi việc chấp hành nội quy và hiệu quả công tác đối với viên chức và người lao động của Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc; quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện Dân tộc giao

III. Cơ cấu tổ chức

Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, viên chức và người lao động.

1. Giám đốc: Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Học viện Dân tộc bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Học viện và pháp luật về quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Trung tâm.

2. Phó Giám đốc: Phó Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Học viện Dân tộc bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm và Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.

3. Trong giai đoạn đầu chưa thành lập các Ban trực thuộc Trung tâm, khi đủ điều kiện sẽ xem xét thành lập vào thời điểm thích hợp.

4. Trung tâm có ít nhất 07 viên chức và người lao động, nằm trong tổng số lượng người làm việc của Học viện Dân tộc được xác định trên cơ sở Đề án vị trí việc làm và cơ cấu viên chức danh nghề nghiệp được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt.

5. Giám đốc Trung tâm xây dựng Quy chế làm việc của Trung tâm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và xây dựng các quy chế, quy định khác phục vụ công tác quản lý của Trung tâm.

IV. Thành tích tiêu biểu

- Tập thể:

Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc liên tục là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được Giám đốc Học viện Dân tộc tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.

- Cá nhân:

02 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 01 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; 02 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ; 04 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; viên chức và người lao động của Trung tâm được tặng Giấy khen của Giám đốc Học viện Dân tộc.

 

 

 

Tin liên quan
ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068