TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU DÂN TỘC
Đơn vị: |
Tạp chí Nghiên cứu dân tộc JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH |
Phụ trách tạp chí: |
PGS.TS. Lê Thị Bích Thuỷ |
Điện thoại: Website: |
024.37912996 http://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/journal |
Email: |
tapchincdt@hvdt.edu.vn |
Địa chỉ: |
Khu đô thị Dream Town, đường 70, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. |
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc (Journal of Ethnic Minorities Research) là cơ quan nghiên cứu lý luận của Học viện Dân tộc, tập trung nghiên cứu, công bố các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về khoa học Dân tộc của Việt Nam.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc được thành lập theo Quyết định số 132/QĐ-UBDT ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, hoạt động theo Giấy phép xuất bản số 1421/GP-BTTTT ngày 31/8/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Năm 2016, theo Quyết định 1592/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Học viện Dân tộc được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Viện Dân tộc và Trường Cán bộ Dân tộc. Theo đó, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc được thành lập mới theo Quyết định số 522/QĐ-UBDT ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, là cơ quan Nghiên cứu lý luận của Học viện Dân tộc và hoạt động báo chí theo giấy phép xuất bản sửa đổi bổ sung số 600/GPXB/TTTT ngày 31 tháng 12 năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tạp chí hoạt động theo tôn chỉ, mục đích: Thông tin các kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ công tác xây dựng và thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; Cung cấp cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn cho các cơ quan, tổ chức hoạch định chiến lược, chính sách dân tộc và quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác dân tộc. Đồng thời, tạp chí là diễn đàn trao đổi thông tin nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế về lĩnh vực công tác dân tộc.
Từ khi ra đời đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc không ngừng phát triển. Từ ấn phẩm đầu tiên được xuất bản với 72 trang, font chữ to (co chữ 13), đến đầu năm 2017, Tạp chí có sự thay đổi đáng kể về kích thước, số trang tăng từ 72 lên 156 trang, xuất bản bằng 2 ngôn ngữ Việt – Anh. Các chuyên mục được đầu tư theo hướng nâng cao chất lượng các công bố khoa học nhằm thực hiện tốt chức năng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, phản biện việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Đặc biệt, Tạp chí đã tuân thủ theo đúng các chỉ đạo của Hội đồng Giáo sư Nhà nước và các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành về quy cách hình thức và chất lượng nội dung. Do đó, hiện nay Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc đã phát triển thành Tạp chí khoa học uy tín, đáp ứng chuẩn của Tạp chí quốc gia và từng bước tiếp cận Hệ thống ACI, ISI, Scopus quốc tế.
Hội đồng biên tập Tạp chí gồm 27 chuyên gia trong và ngoài nước, với nhiều chuyên gia đầu ngành. Trong đó có 10 chuyên gia nước ngoài, gồm các chuyên gia về khoa học xã hội và nhân văn của Mỹ, Anh, Philipine, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Hiệu đính tiếng Anh là dịch giả Karl Gorczynski, người Mỹ. Tạp chí đăng tải các bài báo khoa học của các nhà khoa học ở trong nước và quốc tế; Tỉ lệ bài tiếng Anh trong các số Tạp chí ngày càng tăng. Các bài đăng được tiếp nhận và xử lý theo đúng thông lệ quốc tế, được phản biện độc lập và khách quan.
Tháng 4 năm 2019, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc được Trung tâm phân tích, đánh giá khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam (V-Citation Gate) xếp hạng thứ 11/67 tạp chí khoa học hàng đầu của Việt Nam đạt chuẩn tạp chí khoa học quốc gia. Đến nay, Tạp chí đã được 12 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành tính điểm, trong đó có nhiều hội đồng tính 0,75 điểm.
Hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc xuất bản đều đặn, liên tục 03 tháng/kỳ và được phát hành trong toàn bộ hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương. Tạp chí có hệ thống trực tuyến (Online submission system) trong quản lý xuất bản tạp chí tại địa chỉ http://ncdt.hvdt.edu.vn; các thông tin trên website được cập nhật giống như bản in của tạp chí giấy.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc đã và luôn không ngừng phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hội nhập quốc tế, từng bước nằm trong danh mục ACI, ISI, SCOPUS quốc tế.