Vũ khúc Tày

04/01/2019

 

Y Phương là một trong số ít những nhà thơ xuất sắc của bộ phận thơ dân tộc thiểu số hiện đại nói riêng, của nền thơ Việt Nam hiện đại nói chung. Sau những tập thơ nổi tiếng như “Tiếng hát tháng giêng”, “Đàn then”, “Thơ Y Phương”, “Nói với con”… “Vũ khúc Tày”  là tập thơ mới nhất của nhà thơ người Tày này. Điểm đặc biệt ở tập thơ song ngữ Việt - Tày này là cả 108 bài thơ trong tập hầu hết đều là thơ tình.

Thơ Y Phương giản dị như suối nguồn và sâu, nhìn xuống đáy thi thoảng gặp những hạt vàng lấp lánh - đó là những biểu tượng độc đáo có tính mơ hồ đa nghĩa, Người tri âm gọi đó là vàng mười. Người vô tình gọi đó là hạt cát. Nhưng chính những biểu tượng ấy là minh chứng cho tính hiện đại và cá tính sáng tạo, độc đáo của nhà thơ, bên cạnh tính truyền thống biểu hiện trong đề tài quen thuộc, trong hệ thống thi ảnh đậm sắc thái văn hóa miền núi nói chung, văn hóa Tày nói riêng.

          Nổi bật trong tập thơ này là một tâm thế khát khao yêu thương, đa phần hồi cố, hoài niệm để bâng khuân trân trọng, pha chút ngậm ngùi, một phần nhỏ dành cho tình yêu trong hiện tại vẫn cháy rừng rực như một ngọn lửa trẻ trung và mãnh liệt. Không thể không nhắc tới trong “Vũ khúc Tày” có một số lượng không nhỏ viết về quê hương và con người miền núi với bao ngợi ca và tự hào. Nhưng sâu thẳm trong bài ca song ngữ “Vũ khúc Tày” này, rất kín đáo và không dễ nhận ra là nỗi cô đơn của một thi sỹ đã tự gọi mình là “Người đá”, “Người sông”, “Ông già trăm năm cô đơn”… Điều đáng quý và đáng trân trọng là nỗi cô đơn ấy cũng như suối nguồn Cao Bằng quê hương ông: - Suối dù vui hay buồn, giận hay thương, khổ đau hay hạnh phúc đều trong vắt, mát lành./.

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068