Giới thiệu kết quả SKKN cơ sở năm 2020: Xây dựng HT bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện của đề án số 771/QĐ –TTg ngày 26/6/2018 Đối với chuyên đề “Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh” ĐT3 và ĐT4

30/12/2020

1. Tên sáng kiến: Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện của đề án số 771/QĐ –TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 về “ Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” Đối với chuyên đề “Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh” đối tượng 3 và đối tượng 4.

2. Chủ trì/Đồng chủ trì sáng kiến:

-TS. Trịnh Quang Cảnh, nguyên Phó Giám đốc Học viện Dân tộc.

-ThS. Lê Thị Huyền, Giảng viên khoa Quản lý Nhà nước về công tác dân tộc.

3. Thời gian thực hiện sáng kiến: Năm 2020.

4. Nội dung của sáng kiến

4.1. Lý do chọn/thực hiện sáng kiến

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của các giảng viên trong khoa Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, giảng viên chúng tôi có hai nhiệm vụ chính đó là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Theo chức năng nhiệm vụ của giảng viên, trước đây mỗi giảng viên sẽ soạn giảng theo kế hoạch ý của mình trong thực hiện nhiệm vụ. Để phát huy trí tuệ của tập thể đóng góp cho các sáng kiến của cá nhân trong việc xây dựng hệ thống bài giảng điện tử chuẩn hóa và kết nối đa phương tiện về nội dung: Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện của đề án số 771/QĐ –TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 về “ Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” Đối với chuyên đề “Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh” đối tượng 3 và đối tượng 4. Việc xây dựng hệ thống bài giảng điện tử chuẩn hóa và kết nối đa phương tiện nhằm tạo cho các giảng viên trong và ngoài Học viện dân tộc đều sử dụng theo một qui định chung thống nhất về mục tiêu, nội dung và phương pháp cơ bản của đối tượng 3 và 4 trong đề án số 771/QĐ –TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

4.2. Bản chất của sáng kiến

Thứ nhất, làm rõ nghiên cứu cơ sở lý luận của việc soạn bài giảng bằng công nghệ thông tin trên giáo án điện tử (PowerPoint) trong giảng dạy.

Thứ hai, làm rõ cơ sở thực tiễn của việc soạn bài giảng bằng công nghệ thông tin trên giáo án điện tử (PowerPoint) trong giảng dạy

Thứ ba, xây dựng hệ thống bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện của đề án số 771/QĐ –TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 về “ Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” Đối với chuyên đề “Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh” đối tượng 3 và đối tượng 4.

4.3. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Phạm vi áp dụng sáng kiến: Các khoa chuyên môn của Học viện Dân tộc.

Đối tượng áp dụng sáng kiến: Các giảng viên trong và ngoài Học viện Dân tộc giảng dạy chuyên đề “Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh”.

4.4. Mục đích của sáng kiến

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện của đề án số 771/QĐ –TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 về “ Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” Đối với chuyên đề “Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh” đối tượng 3 và đối tượng 4. Từ đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học; khơi gợi sự tham gia chủ động tích cực của giảng viên trong việc, ưng dụng công nghệ vào giảng dạy từ đó giúp cho học viên thuộc đối tượng 3,4 chủ động tiếp thu và hăng say thảo luận nhóm theo các mô hình, hình ảnh, tăng tính hứng thú cho người học.

4.5. Những nội dung cơ bản của sáng kiến

Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện của đề án số 771/QĐ –TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 về “ Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” Đối với chuyên đề “Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh”đối tượng 3 và đối tượng 4. Xuất phát từ thực trạng xây dựng hệ thống bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện. Hiện nay, giáo án điện tử phần lớn là các giảng viên ngại sử dụng giáo án điện tử vì nghĩ rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị một bài giảng.Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide trong các giờ học lý thuyết là một điều mà các giảng viên không muốn nghĩ đến. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị mà đó chính là điều mà các giảng viên thường hay tránh, khảo sát nhanh cho thấy nếu giảng viên sử dụng phương pháp thuyết trình theo truyền thống thì hiệu quả mang lại chỉ 30%, trong khi kết hợp phương pháp vừa nghe vừa nhìn (nghe-nhìn) hiệu quả lên đến 70%. Việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi người soạn phải mất nhiều thời gian chuẩn bị mà đó chính là các điều mà giảng viên thương hay tránh.

Việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi một giáo án mới, thực ra muốn click chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì người giảng viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức văn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phầm mềm power poit, giảng viên cần phải có thêm niềm đam mê thật sự với công việc thiết kế bài giảng đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ, để săn tìm tài liệu từ nhiều nguồn. Hơn nữa trong quá trình thiết kế để có đọc một giáo án điện tử tốt, từng cá nhân giảng viên còn gặp không ít khó khăn trong việc tự đi tìm hình ảnh minh họa, âm thanh sống động, tài liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng.

Đây chính là một trong những nguyên nhân mà một số giảng viên thường đa số rất ngại đầu tư, né việc thực hiện giảng dạy bằng công nghệ thông tin, chính vì những khó khăn trên mà các giảng viên chỉ ứng dụng công nghệ thông tin khi có nhu cầu, tức là chỉ có thao giảng, góp ý bài giảng mới sử dụng và làm việc này, đôi khi chỉ mang tính đối phó, có giảng viên còn để nguyên bản word chiếu lên màn hình. Tình trạng này cũng phổ biến trong suốt thời gian dài.

4.6. Hiệu quả áp dụng của sáng kiến

Thực tiễn cho thấy việc áp dụng công nghệ thông tin trong xây dựng bài giảng điện tử và thiết bị hỗ trợ giảng dạy luôn đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập. Đối với chuyên đề "Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh” (thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 theo Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ), giảng viên sử dụng sáng kiến đã được tiếp cận, sử dụng bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện với các nội dung trọng tâm cốt lõi của chuyên đề một cách nhanh nhất, chính xác, khoa học. Giảng viên sử dụng bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện để giảng dạy tại các lớp Bồi dưỡng Kiến thức dân tộc đối với nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 đã giúp bài giảng trên lớp sinh động hơn, tăng hiệu quả tiếp nhận kiến thức về hệ thống chính trị dưới cơ sở với cái nhìn trực quan và rộng hơn để kịp thời xử lý những vấn đề liên quan đến địa phương về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số của học viên thông qua quá trình nghe – nhìn và thảo luận nhóm.

Áp dụng sáng kiến này có thể hỗ trợ hiệu quả cho giảng viên trong quá trình sử dụng bài giảng điện tử được chuẩn hóa, có sử dụng tài liệu đa phương tiện. Đồng thời, giảng viên cần bổ sung tư liệu, hoàn thiện bài giảng phù hợp với thực tiễn của từng địa phương tổ chức lớp để việc giảng dạy được sinh động, thuận tiện, chính xác; Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm người học lĩnh hội đủ nội dung học tập một cách vững chắc; Giảm nhẹ cường độ lao động của giảng viên, do đó nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.

4.7. Khả năng áp dụng, triển khai kết quả của sáng kiến

Sáng kiến này đã được áp dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy tại các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 theo Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể: Các lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc tại các tỉnh, thành phố: Vũng Tàu, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hậu Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Đồng Nai, Điện Biên, Hà Nội, Khánh Hòa, Vĩnh Phúc...

Ban Biên tập

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068