“Nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc và miền núi tại Học viện Dân tộc thông qua hoạt động khảo sát nhu cầu học viên”.

25/03/2021

1. Tên Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc và miền núi tại Học viện Dân tộc thông qua hoạt động khảo sát nhu cầu học viên”.

2. Chủ trì/Đồng chủ trì sáng kiến: 

- TS. Nguyễn Hồng Vĩ, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc.

- CN. Bùi Thùy Trang, KTV Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc.

3. Thời gian thực hiện: Năm 2020

4Nội dung của sáng kiến

4.1. Lý do chọn/thực hiện sáng kiến

Viện Chiến lược và Chính sách Dân tộc thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chiến lược và chính sách dân tộc (CSDT), bảo vệ môi trường vùng dân tộc và miền núi; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, môi trường vào vùng dân tộc và miền núi và một số lĩnh vực khác liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi. Viện có nhiệm vụ tham gia đấu thầu, tuyển chọn, thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ, môi trường và phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bào dân tộc và một số lĩnh vực khác liên quan đến vùng dân tộc.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của Viện đó là nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ và môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), giảm nghèo bền vững vùng dân tộc và miền núi; tư vấn, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng DTTS, ứng dụng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả vào vùng dân tộc và miền núi.

Theo chức năng và nhiệm vụ trên chúng tôi mạnh dạn viết sáng kiến Nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc và miền núi tại Học viện Dân tộc thông qua hoạt động khảo sát nhu cầu học viên”. Nhằm trao đổi, làm mẫu cho các đơn vị trực thuộc Học viện Dân tộc tham khảo trong công tác tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng và công tác đào tạo, bồ dưỡng về lĩnh vực khác của công tác dân tộc.

4.2. Bản chất của sáng kiến

Sáng kiến đề ra các bước thực hiện trong công tác tuyển sinh học viên là người dân tộc thiểu số để đạt hiệu quả cao nhất.

4.3. Đối tượng và phạm vi của sáng kiến

- Phạm vi áp dụng sáng kiến: Các đơn vị trực thuộc Học Viện Dân tộc

- Đối tượng áp dụng sáng kiến: Là cán bộ, viện chức Học viện Dân tộc trong việc tham mưu, đề xuất chính sách dân tộc

4.4. Mục đích của sáng kiến

 - Phối hợp với các đơn vị thuộc Học viện Dân tộc, địa phương triển khai mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhiệm vụ do Ủy ban Dân tộc giao cho Học viện Dân tộc thực hiện năm 2019-2020;

 - Nâng cao năng lực, kinh nghiệm cho viên chức của Học viện Dân tộc về tổ chức, tuyển sinh học viên vùng dân tộc thiểu số tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức dân tộc và học nghề phù hợp với điều kiện của từng vùng.

4.5. Những nội dung cơ bản của sáng kiến

4.5.1. Thực trạng của nội dung/giải pháp cần nghiên cứu

* Khó khăn trước khi có sáng kiến:

Năm 2019 việc đề xuất triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới về việc xây dựng mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã gặp những khó khăn sau:

- Về công tác tuyển sinh: Số lượng học viên đăng ký tham gia của các tỉnh không ổn định, có sự thay đổi liên tục, Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc hai lần có tờ trình thay đổi địa phương tham gia và số lượng học viên bị thay đổi và bổ sung.

- Công tác tổ chức: Còn nhiều bất cập về khâu chuẩn bị, quản lý lớp, chế độ cho cán bộ địa phương tham gia tuyển sinh…

- Thực trạng chưa áp dụng kinh nghiệm năm 2019: Viện đã tổ chức được 5 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Yên Bái. Số học viên tham gia là 155 học viên.

*  Sau khi áp dụng sáng kiến:

Từ kết quả triển khai nhiệm vụ năm 2019 về công tác tổ chức và tuyển sinh học viên tham gia mô hình đào tạo nghề vùng dân tộc và miền núi. Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc đã chủ động xây dựng kế hoạch về việc đề xuất nhiệm vụ xây dựng mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc và miền núi, đạt được như sau:

 - Số lớp đào tạo là 13 lớp tại các tỉnh: Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái nguyên, Lạng Sơn, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội.

 - Số lượng học viên tham gia là 295 học viên.

 - Đánh giá kết quả sau khi áp dụng kinh nghiệm: Tăng 190,3% về số lượng học viên, 140% về số lớp.

4.5.2. Nội dung sáng kiến được thực hiện theo quy trình sau

Các bước

Nội dung

Trước khi có sáng kiến

(năm 2019)

Sau khi có sáng kiến (năm 2020)

1

Khảo sát nhu cầu, xác định nghề cần đào tạo

Không

2

Xây dựng kế hoạch đề xuất đào tạo  và triển khai tuyển sinh

- Có (bị động)

 

- Có (chủ động)

3

Phối hợp với địa phương tuyển sinh

4

Thành lập ban quản lý lớp đào tạo có sự tham gia của địa phương, gắn trách nhiệm và chế độ kèm theo

Không

 

4.5.3. Tính mới của sáng kiến được thể hiện:

          - Quy trình cũ chỉ có 3 bước, vì vậy trong năm khi tuyển sinh học viên chưa chủ động, dự án phải điều chỉnh 2 lần mới đủ số lượng học viên. Quy trình mới có 4 bước vì vậy chủ động về công tác tuyển sinh học viên và tổ chức đào tạo đạt hiệu quả cao hơn.

          - Sau khi áp dụng sáng kiến: Số lớp đào tạo và học viên tham gia tăng từ 140% - 190%.

4.6. Hiệu quả dự kiến có thể thu được khi áp dụng sáng kiến

Qua thời gian áp dụng sáng kiến, nhóm tác giả có những đánh giá như sau:

- Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến của bản thân.

- Để có được học viên tham gia đầy đủ lớp học cần phải chú trọng thực hiện tốt công tác khảo sát thực địa, công tác tuyên truyền từ đó xác định được nhu cầu của học viên là người lao động nông thôn cần học nghề gì để sau khi kết thúc khóa học vận dụng ngay vào tại hộ gia đình mình. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với địa phương, thành lập ban quản lý dự án, phân cấp rõ ràng, gắn trách nhiệm với quyền lợi, công tác đào tạo nghề sẽ đạt hiệu quả cao

- Ý nghĩa của sáng kiến trong công tác thực tiễn: Sáng kiến có ý nghĩa về thực tiễn, đã được áp dụng từ năm 2020 và đề xuất nhiệm vụ năm 2020 đã được Ủy ban Dân tộc chấp nhận

4.7. Sản phẩm chính

Các Quyết định phê duyệt thực hiện các dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc và miền núi./.

Ban Biên tập

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068