Đổi mới việc in, cấp phát chứng nhận và lưu trữ hồ sơ trong quy trình tổ chức tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên, báo cáo viên các bộ, ngành Trung ương và địa phương của Học viện Dân tộc

26/06/2022

Trịnh Thị Sợi - Hàn Thị Minh Thảo

Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc, Học viện Dân tộc

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc là nhiệm vụ quan trọng, vì đây là lực lượng nòng cốt trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Vì vậy, việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc cần được tổ chức tốt, thường xuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu đề ra trong giai đoạn hiện nay.

Học viện Dân tộc là đơn vị được giao chủ trì thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025” theo Quyết định 771/QĐ-TT ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Học viện Dân tộc đã xác định một trong những nội dung quan trọng, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trên là tổ chức tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên, báo cáo viên các bộ, ngành địa phương. Việc tổ chức tập huấn nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng rộng khắp từ Trung ương đến địa phương, đồng thời trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức dân tộc cho đội ngũ giảng viên, báo cáo viên phục vụ công tác tổ chức bồi dưỡng nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 theo Quyết định 771/QĐ-TTg.

Trong 3 năm (2019, 2020, 2021), Học viện Dân tộc đã tổ chức tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên, báo cáo viên của các Bộ, ngành Trung ương, địa phương, đồng thời cập nhật, nâng cao kiến thức dân tộc phục vụ công tác tổ chức bồi dưỡng nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 theo Quyết định 771/QĐ-TTg. Mục tiêu đặt ra là nâng cao kiến thức dân tộc, thống nhất nội dung, mục đích, yêu cầu và phương pháp tổ chức các lớp bồi dưỡng cho nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 theo Quyết định số 771. Thực tế cho thấy, thông qua các khóa tập huấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng, báo cáo viên của Học viện Dân tộc cũng như giảng viên báo cáo viên của các bộ, ngành Trung ương và địa phương ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Việc tổ chức tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên báo cáo viên theo Quyết định 771/QĐ-TTG là hoạt động tổ chức bồi dưỡng, tập huấn hoàn toàn mới và chưa có văn bản hướng dẫn (Nghị định 101/2017/NĐ-CP chỉ quy định về nội dung, chương trình, hình thức và quản lý đào tạo, bi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức). Do vậy, trong quá trình phối hợp tổ chức tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên, báo cáo viên còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Một trong những nguyên nhân đó là Học viện Dân tộc chưa xây dựng được quy trình cũng như các văn bản hướng dẫn trong việc in, cấp phát chứng nhận và quản lý, lưu trữ hồ sơ tổ chức tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên báo cáo viên. Học viện cũng chưa chưa xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong tổ chức tập huấn và phân công trách nhiệm tổ chức một cách khoa học, hợp lý. Do đó, chưa phát huy được sức mạnh của từng cá nhân, đơn vị để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên báo cáo viên đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Chính vì thế, sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới việc in, cấp phát chứng nhận và lưu trữ hồ sơ trong quy trình tổ chức tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên báo cáo viên các bộ, ngành Trung ương và địa phương của Học viện Dân tộc” được nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích rút ngắn thời gian in, cấp phát chứng nhận cho học viên đủ điều kiện, sớm hoàn thiện hồ sơ lớp tập huấn để lưu trữ theo quy định của Nhà nước. Quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị tham gia tổ chức lớp tập huấn, đồng thời quy định thời hạn cấp phát chứng nhận cho học viên, thời hạn trả hồ sơ lưu về đơn vị chủ trì nhiệm vụ cũng như trình tự, cách thức tổ chức tập huấn.

Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả viên chức của Học viện Dân tộc khi thực hiện nhiệm vụ tổ chức tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên báo cáo viên các bộ, ngành Trung ương và địa phương. Nếu được áp dụng, sáng kiến sẽ góp phần quy định trình tự, cách thức tổ chức tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên, báo cáo viên nhằm nâng cao chất lượng tổ chức tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên, báo cáo viên. Bởi mục tiêu hướng tới là qui định rõ thời hạn in, cấp phát chứng nhận cho học viên và hoàn thiện hồ sơ lưu trữ sau khi kết thúc khóa tập huấn của cá nhân, đơn vị tham gia tổ chức tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên báo cáo viên.

Hiệu quả dự kiến có thể thu được khi áp dụng sáng kiến có thể thấy khá rõ. Đó là làm rõ việc, rõ trách nhiệm của cá nhân và đơn vị tham gia thực hiện tổ chức tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên, báo cáo viên. Cùng với đó, đảm bảo được tiến độ, thời gian và nâng cao chất lượng cũng như tính chuyên nghiệp trong tổ chức tổ chức tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc; Khắc phục tình trạng sai sót, đảm bảo tính chính xác trong in chứng nhận; cấp phát chứng nhận cho học viên kịp thời khi kết thúc khóa tập huấn. Hơn thế, hồ sơ lưu trữ, hồ sơ thanh quyết toán kinh phí đầy đủ theo quy định và đúng thời hạn. Thực hiện đóng gói và lưu trữ hồ sơ lớp học theo quy định tại đơn vị chủ trì (Trung tâm bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc).

Xuất phát từ thực tiễn của công tác tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc tại Học viện Dân tộc, có thể thấy, sáng kiến có ý nghĩa thực tiễn cao trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tổ chức tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên, báo cáo viên giai đoạn 2022 - 2025. Tuy nhiên, để thực hiện tốt việc quy định thời hạn in, cấp phát chứng nhận và lưu trữ hồ sơ trong quy trình tổ chức tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên, báo cáo viên các bộ, ngành Trung ương và địa phương, cần có các yếu tố liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình này như: thể chế, kinh phí tổ chức tập huấn, chương trình, tài liệu, giảng viên và năng lực tổ chức tập huấn, cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy của cơ sở bồi dưỡng cũng như năng lực và động lực học tập của học viên tham gia tập huấn. Đây là những yếu tố mà Học viện Dân tộc cần củng cố và nâng cấp để đáp ứng yêu cầu công tác trong giai đoạn mới.

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068