Thông tin kết quả nhiệm vụ KH&CN Cấp cơ sở năm 2019: “Phát triển đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số trong hệ thống trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai hiện nay”

12/11/2019

1. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Thúy Hằng,  Chuyên viên chính, Phòng Tổ chức cán bộ, Học viện Dân tộc.

2. Các thành viên tham gia:

ThS. Lý Thị Thu Hằng

Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực vùng dân tộc và miền núi

Thư ký

 

ThS. Trần Thị Hòa

Trường THPT Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Thành viên chính

 

CN. Phạm Thị Khánh Hường

Hiệu trưởng, Trường THCS Lê Quý Đôn, Lào Cai

Thành viên chính

 ThS. Đặng Kim Ngọc

Phòng Tổ chức, Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình

Thành viên

 

 

3. Đơn vị chủ trì: Khoa Sau đại học, Học viện Dân tộc

4. Thời gian thực hiện: Năm 2019

Đề tài đã được nghiệm thu ngày 25 tháng 9 năm 2019, đề tài đã chỉ ra được thực trạng và đề ra được 5 các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số trong hệ thống trường trung học cơ sở (THCS) huyện Bát Xát.

 Nội dung của sản phẩm

Tỉnh Lào Cai có 9 huyện, phía bắc của tỉnh Lào Cai  có huyện Bát Xát là huyện vùng cao biên giới, địa hình huyện Bát Xát được kiến tạo bởi nhiều dải núi cao, trên 70% là đồi núi, huyện Bát Xát có 17.442 hộ có 79.589 người, gồm 14 dân tộc sinh sống, chủ yếu là người dân tộc Mông, Dao, Giáy, Hà Nhì…, dân tộc thiểu số chiếm 82% trên địa bàn huyện. Tỷ lệ giảm nghèo của Bát Xát không đều do có độ vênh khá lớn giữa các xã vùng thấp và vùng cao. Hiện tại Bát Xát  còn 5 xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo chiếm từ 60 đến trên 70%, gồm: Trung Lèng Hồ trên 60%; Tòng Sành trên 62%, Y Tý trên 65%, Pa Cheo gần 69% và Dền Thàng là trên 70%. Tổng số các trường THCS trên địa bàn  huyện Bát Xát có 24 trường THCS trong đó có Trường Trung học cơ sở Y Tý; Trường THCS Ngải Thầu;… có địa bàn hiểm trở, phương tiện đi lại khó khăn có trường cách xa trung tâm huyện Bát Xát 100 km, nhiều trường học ở vị trí thường xuyên bị sạt lở, lũ quét, phương tiện đi lại bằng giao thông có khi không hoạt động được. 

Hội nghị Trung ương 7 khóa IX về công tác dân tộc đã đề ra chủ trương phát triển giáo dục đào tạo vùng dân tộc thiểu số làm cơ sở cho tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. Trong Nghị quyết có đề ra nhiệm vụ và giải pháp “Phát triển đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số; tăng cường đầu tư các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường, điểm trường có nhiều học sinh phổ thông dân tộc bán trú, học sinh các dân tộc rất ít người theo học”.

Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14 tháng 03 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới  trong nhiệm vụ và giải pháp có nêu về vấn nâng cao tỷ lệ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số. Đối với “Huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên 70% tổng dân số của huyện: Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện tối thiểu là 35% tổng số biên chế được giao”; “ Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên 70% tổng dân số của xã: Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 50% tổng số cán bộ, công chức cấp xã”.

 Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Chương trình hành động số 153-CTr/TU ngày 06/01/2013 thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong Nghị quyết có đề ra nhiệm vụ Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý”.

 Hiện tại tổng số giáo viên người dân tộc thiểu số trong hệ thống trường THCS trên địa bàn huyện Bát Xát hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của Nghị quyết số 402 ngày 14/ 03/ 2016 của Chính phủ. Về trình độ chuyên môn, thực tế hiện nay tổng số giáo viên người dân tộc thiểu số có 52 người có trình độ cao đẳng chưa được chuẩn hóa, chưa đáp ứng được yêu cầu của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 14/11/2013 về “Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên”.

Đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số trong hệ thống trường trung học cơ sở cũng còn một số bất cập về cơ cấu: Tổng số giáo viên người dân tộc thiểu số trong hệ thống trường THCS trên địa bàn huyện Bát Xát hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của Nghị quyết số 402 ngày 14/03/2016 của Chính phủ giai đoạn 2019-2020 và những năm tiếp theo, số giáo viên người DTTS đạt các tỷ lệ 70% (xấp xỉ khoảng 315 người).

Tính đến 31/12/2019 tổng số cán bộ quản lý và giáo viên có 449 người trong đó tổng số giáo viên người dân tộc thiếu số có 107 người còn thiếu là 208 người.

+ Cán bộ quản lý 52 người: Trong đó hiệu trưởng 22 người, hiệu phó 30 người.

+ Tổng số giáo viên là 373 người, tổng số giáo viên nữ là 249 người;

+ Tổng số giáo viên người dân tộc thiểu số có 102/373 người chiếm 27,3% so với tổng số giáo viên.

- Tổng số giáo viên có trình độ thạc 0% người.

- Tổng số giáo viên có trình độ đại học  265 người.

- Tổng số giáo viên có trình độ cao đẳng 105 người.

- Tổng số giáo viên người DTTS có trình độ đại học là 50 người chiếm 13,4% so với tổng số giáo viên.

+ Tổng số cán bộ quản lý là người dân tộc Tày có 2/52 người chiếm 3,8% so với tổng số cán bộ quản lý.

Đặc biệt hiện nay tại huyện Bát Xát có 08 dân tộc thiểu số bao gồm dân tộc Thái; người tu Tu Dí[1]; người Pa Dí[2]; người Hán; Phù Lá; Sán Chay; Sán Dìu; Thù Lao chưa có một giáo viên thuộc 08 dân tộc trên nào tham gia giảng dạy trọng hệ thống trường THCS huyện Bát Xát.

Cho nên việc đề ra các giải pháp về pháp triển đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số trong tính hình hiện nay là rất phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tế tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhóm nghiên cứu đề tài đã đưa ra 5 giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số trong hệ thống trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bát Xát:

Giải pháp thứ nhất: Nâng cao vai trò nhận thức, trách nhiệm của đồng bào DTTS tại địa phương đối với nền giáo dục trên địa bàn huyện Bát Xát.

Giải pháp thứ hai: Giáo dục, đào tạo đội ngũ giáo viên là người DTTS có trình độ cả về sư phạm và kiến thức cho từng vùng, từng dân tộc.

Giải pháp thứ ba: Chính sách ưu tiên đối với giáo viên người DTTS công tác tại các trường THCS ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới.

Giải pháp thứ tư: Có chính sách đặc thù đối với con em đồng bào các dân tộc sau khi học xong trung học cơ sở, tạo nguồn đào tạo đội ngũ giáo viên THCS người DTTS trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Giải pháp thứ năm: Xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bát Xát

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cung cấp số liệu thực tế về đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số hiện nay đang giảng dạy trong hệ thống trường Trung học cơ sở huyện Bát Xát. Việc quan tâm tạo điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số trong hệ thống trường trung học cơ sở có cơ hội phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn để có được một đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số vững mạnh trong tương lai, đáp ứng được đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục.

+ Làm cơ sở khoa học, tài liệu phục vụ Phòng Giáo dục huyện Bát Xát, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai.

+ Xây dựng mối quan hệ với các địa phương và hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các đơn vị, cá nhân trong và ngoài Học viện; thành lập các nhóm, các tổ nghiên cứu để phát huy sức mạnh tập thể.

+ Mỗi cá nhân tham gia đề tài hình thành tư duy tự thân, cầu thị trong công tác nghiên cứu khoa học, năng động, đầu tư thời gian, công sức để tạo nên các công trình nghiên cứu có giá trị, tự tin vươn tới các nguồn đề tài, dự án ngoài Học viện.

                                                                                     Ban Biên tập

 

Tài liệu tham khảo

[1]. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003); Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Thủ tưởng chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.

[2]. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003); Nghị Quyết số 29/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2013, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

           [3]. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016): Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14 tháng 03 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới”.

[4]. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát  (2016  - 2017),báo cáo tổng kết học năm học 2016-2017; năm học 2017-2018; năm học 2018-2019;

[5]. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát (2017-2018); danh sách cán bộ quản lý, giáo viên năm học 2016-2017.

 

[1] Tu Dí  theo danh mục các dân  tộc Việt Nam  gọi là dân tộc Bố Y ;

[2] Pa Dí  theo danh mục các dân  tộc Việt Nam  gọi là dân tộc Tày;

 

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068