Giới thiệu kết quả SKKN năm 2020: “Xây dựng nội dung tập huấn cho giảng viên, báo cáo viên về giảng dạy chuyên đề số 4 thuộc chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, CC, VC thuộc ĐT3 và ĐT4 của Đề án 771 theo phương pháp đối sánh giữa hai đối tượng”

11/03/2021

1. Tên sáng kiến: Xây dựng nội dung tập huấn cho giảng viên, báo cáo viên về giảng dạy chuyên đề số 4 thuộc chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, CC, VC thuộc đối tượng 3 và đối tượng 4 của Đề án 771 theo phương pháp đối sánh giữa hai đối tượng

2. Chủ trì/Đồng chủ trì sáng kiến:

- TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng

- ThS. Vũ Thị Thu Trang - Nghiên cứu viên, Văn phòng Học viện Dân tộc

3. Thời gian thực hiện sáng kiến: Năm 2020

4. Nội dung của sáng kiến

4.1. Lý do chọn/thực hiện sáng kiến

Thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/06/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án 771), trong đó Thủ tướng Chính phủ giao cho Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp các Bộ, ngành và địa phương, xây dựng Chương trình bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc với yêu cầu xác định những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể mang tính đặc thù để tạo sự đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức công tác dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo 04 nhóm đối tượng trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đồng thời tổ chức tập huấn cho giảng viên, báo cáo viên để tổ chức giảng dạy trên các địa phương trong cả nước.

Với vai trò đó, Học viện Dân tộc đã chủ động tham gia xây dựng chương trình biên soạn tài liệu giảng dạy và tổ chức tập huấn cho giảng viên báo cáo viên trên cả nước. Trong bối cảnh thực hiện một chương trình và tài liệu hoàn toàn mới, để xây dựng một bài giảng phù hợp với đối tượng là giảng viên, báo cáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy bồi dưỡng cán bộ với phương pháp phù hợp hiệu quả cần có sự cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy và cách tiếp cận nội dung tài liệu. Với lý do đó chúng tôi lựa chọn vấn đề: Xây dựng nội dung tập huấn cho giảng viên, báo cáo viên về giảng dạy chuyên đề số 4 thuộc chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, CC, VC thuộc đối tượng 3 và đối tượng 4 của Đề án 771 theo phương pháp đối sánh giữa hai đối tượng”.

Với mong muốn sáng kiến sẽ góp phần nâng cao chất lượng tập huấn chuyên đề theo phương pháp mới, qua đó góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân chúng tôi cũng như tạo điều kiện để trao đổi học hỏi trong đồng nghiệp.

Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3 và 4 theo Đề án 771 được xây dựng hoàn toàn mới và được Ủy ban Dân tộc phê duyệt ban hành tháng 10/2019. Kèm theo đó, tài liệu bồi dưỡng gồm 6 chuyên đề giảng dạy do Học viện Dân tộc tổ chức biên soạn với sự tham gia của 60 nhà khoa học trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung bồi dưỡng được phê duyệt tháng 11/2019 cũng là bộ tài liệu bồi dưỡng hoàn toàn mới. Đòi hỏi mỗi giảng viên được phân công thực hiện nhiệm vụ tập huấn không những có năng lực sư phạm, hiểu biết về phương pháp giảng dạy mà còn phải có kiến thức rất sâu rộng về vấn đề thuộc chuyên đề phụ trách và cần phải biên soạn kịch bản tập huấn chuyên đề phù hợp với đối tượng học viên là những giảng viên, báo cáo viên có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về chuyên môn cũng như phương pháp tại địa phương.

Thông thường sau khi ban hành một chương trình bồi dưỡng, tài liệu bồi dưỡng mới, để triển khai đồng loạt, đơn vị chủ trì xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu có hướng dẫn cụ thể phương pháp triển khai từng nội dung và có một văn bản thống nhất được ban hành như một tài liệu hướng dẫn giảng dạy. Căn cứ tài liệu đó, các chuyên gia, giảng viên làm công tác tập huấn có một căn cứ thống nhất để thực hiện bài tập huấn cho từng chuyên đề. Tuy nhiên trong bối cảnh triển khai tập huấn gấp rút, không có thời gian và kinh phí đầu tư cho việc biên soạn tài liệu tập huấn nên không có văn bản chính thức về hướng dẫn giảng dạy được ban hành cho giảng viên tập huấn sử dụng. Đó là một khó khăn lớn cho giảng viên tham gia tập huấn.   

Đồng thời, việc tập huấn cho giảng viên, báo cáo viên về giảng dạy kiến thức dân tộc là nhiệm vụ chuyên môn thuộc phạm trù kỹ năng sư phạm trong hoạt động bồi dưỡng, các đơn vị chuyên môn như các Khoa và Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức dân tộc chưa triển khai thực hiện. Công tác tổ chức trao đổi kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên đã được các khoa thực hiện nhưng chưa thực sự hiệu quả và đạt mong muốn của giảng viên. Điều kiện tổ chức dự giờ thực tế tại các lớp bồi dưỡng hầu như không có. Hoạt động chuyên môn về phương pháp giảng dạy của khối bồi dưỡng mới tập trung ở công tác dự giờ, góp ý cho các giảng viên khi chuẩn bị giảng dạy chuyên đề mới, chứ chưa tổ chức thành hoạt động mang tính chất tập huấn về phương pháp giảng dạy. Do vậy, việc xây dựng nội dung tập huấn cho giảng viên, báo cáo viên là hết sức cần thiết phù hợp và cần phải đầu tư nghiên cứu, đưa ra được phương pháp hiệu quả để đảm bảo chất lượng, nâng cao uy tín của Học viện về chuyên môn bồi dưỡng.

4.2. Bản chất của sáng kiến

Sáng kiến là kết quả nghiên cứu xây dựng nội dung và đề xuất phương pháp giảng dạy tập huấn cho giảng viên, báo cáo viên về giảng dạy chuyên đề số 4 thuộc chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, CC, VC thuộc đối tượng 3 và đối tượng 4 của Đề án 771 theo phương pháp đối sánh giữa hai đối tượng.

4.3. Đối tượng và phạm vi sáng kiến

- Đối tượng: Thiết kế nội dung tập huấn theo phương pháp đối sánh thông qua bài giảng điện tử theo chuyên đề số 4 thuộc chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, CC, VC thuộc đối tượng 3 và đối tượng 4 theo Đề án 771.

- Phạm vi: Áp dụng cho tất cả các giảng viên, báo cáo viên trong và ngoài Học viện Dân tộc thực hiện giảng dạy tập huấn chuyên đề số 4 thuộc chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, CC, VC thuộc đối tượng 3 và đối tượng 4 theo Đề án 771 với giáo án điện tử và bài soạn chi tiết kịch bản của giờ giảng trong thời gian 4 tiết. 

4.4. Mục đích của sáng kiến

Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tập huấn cho giảng viên báo cáo viên đối với chuyên đề số 4 của chương trình bồi dưỡng.

4.5. Lợi ích thu được của sáng kiến

- Đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy trong việc tập huấn cho giảng viên, báo cáo viên giảng dạy chuyên đề 4 thuộc chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, CC, VC thuộc đối tượng 3 và đối tượng 4 theo Đề án 771.

- Việc áp dụng nội dung và phương pháp giảng dạy do sáng kiến đề xuất nâng cao chất lượng bài giảng, giúp học viên tiếp thu tốt hơn và nắm rõ những mục tiêu cần truyền đạt của chuyên đề, cung cấp cho học viên phương pháp tổ chức giảng dạy chuyên đề 4 phù hợp với đối tượng học viên, giúp giảng viên, báo cáo viên nhận diện rõ hơn những nội dung khác biệt của chuyên đề áp dụng cho đối tượng 3 và đối tượng 4, tiếp cận nội dung của chuyên đề theo hướng mở để vận dụng với các vùng miền khác nhau cũng như lĩnh vực quản lý khác nhau.

4.6. Những nội dung cơ bản của sáng kiến:

* Thực trạng của vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết:

- Tập huấn cho giảng viên, báo cáo viên về giảng dạy kiến thức dân tộc là một nhiệm vụ hoàn toàn mới mà Học viện Dân tộc chưa từng thực hiện.

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3 và 4 theo Đề án 771 là chương trình tài liệu bồi dưỡng hoàn toàn mới.

- Chỉ ra những yếu tố đặc thù trong giảng dạy chuyên đề “Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh” đòi hỏi giảng viên phải có giải pháp phù hợp trong thiết kế bài giảng.

- Thực hiện tập huấn cho giảng viên, báo cáo viên với chương trình và tài liệu mới nhưng không có tài liệu hướng dẫn tập huấn.

* Kết cấu nội dung sáng kiến:

- Phương án triển khai bài giảng Tập huấn chuyên đề số 4 “Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh”cho giảng viên, báo cáo viên.

- Nội dung Giáo án Tập huấn giảng dạy Chuyên đề số 4 “Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh” cho giảng viên, báo cáo viên.

 + Khái quát mục tiêu của Chuyên đề số 4: gồm Mục tiêu chung của chương trình; Những chương trình đã đề cập đến vấn đề “hệ thống chính trị”; Mục tiêu chung của Chuyên đề 4; Mục tiêu của chuyên đề đối với mỗi đối tượng 3, 4.

+ Đặc điểm, nhu cầu của đối tượng học viên đối với đối tượng 3,4.

+ Quan điểm biên soạn và giảng dạy chuyên đề

+ Giới thiệu nội dung chuyên đề đối tượng 3, 4.

+ Hướng dẫn phần thảo luận.

4.7. Hiệu quả áp dụng của sáng kiến

Sáng kiến đã được áp dụng và sẽ tiếp tục được triển khai áp dụng tại nhiều nơi trên phạm vi cả nước để công tác tập huấn giảng viên, báo cáo viên đạt hiệu quả, thống nhất trong phương pháp và sử dụng phương pháp mới. Nâng cao chất lượng giảng dạy tập huấn chuyên đề số 4 cho giảng viên, báo cáo viên. Nâng cao năng lực chuyên môn cho giảng viên về đổi mới phương pháp giảng dạy.

4.8.  Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến

Sau khi sử dụng giáo án và áp dụng phương pháp giảng dạy đã nêu trên chúng tôi nhận thấy:

Thứ nhất, việc đề xuất những nội dung trong bài giảng tập huấn cho giảng viên, báo cáo viên và phương pháp giảng dạy đã trình bày trên được học viên của các lớp tập huấn đón nhận tích cực và rất hài lòng thông qua ý kiến phát biểu nhận xét nội dung tập huấn của học viên ngay trong giờ giảng tại các lớp tập huấn cho giảng viên, báo cáo viên tổ chức tại Hà Nội tháng 11 năm 2019, lớp tập huấn cho giảng viên báo cáo viên tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2019, lớp tập huấn cho giảng viên báo cáo viên tại Hòa Bình năm 2020.

Thứ hai, khi tập huấn giảng dạy cần chú trọng giải thích về lịch sử hình thành, quá trình xây dựng chương trình, tài liệu để giảng viên thấy rõ tầm quan trọng và mục tiêu của chương trình, tài liệu.

Thứ ba, đối với mỗi giảng viên việc triển khai nội dung tập huấn bằng phương pháp đối sánh học viên tiếp cận nhanh chóng và có sự nhận biết 2 Chuyên đề đối với hai đối tượng rạch ròi, tránh trùng lắp.

Thứ tư, đối tượng học viên là giảng viên, báo cáo viên nên cần hết sức chú trọng đến thảo luận để cùng xây dựng phương pháp giảng dạy chứ không phải dạy cho họ kiến thức đã có trong tài liệu.

- Ý nghĩa của sáng kiến trong thực tiễn giảng dạy

Việc xây dựng nội dung tập huấn biên soạn bài giảng cho các lớp bồi dưỡng, tập huấn là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi giảng viên, đối với mỗi đối tượng học viên cần nghiên cứu nội dung đưa vào tài liệu và thiết kế bài giảng cho phù hợp đảm bảo đủ thông tin thỏa mãn nhu cầu của người học. Quan trọng hơn là lựa chọn phương pháp giảng dạy và triển khai nội dung trên lớp phù hợp với quỹ thời gian và tinh thần thái độ học tập của học viên, tạo ra không khí trao đổi thảo luận và phát huy tính tích cực sáng tạo của người học.

Biên soạn bài giảng này cùng với việc thiết kế giáo án điện tử, nhóm tác giả cũng đóng góp một phần nhỏ vào tiến trình đổi mới phương pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực về kỹ năng sư phạm. Những ý tưởng về phương pháp triển khai nêu trong sáng kiến này giúp cho học viên nắm vững phương pháp triển khai chuyên đề cũng như kinh nghiệm thiết kế giáo án điện tử để ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy ở địa phương.

4.9. Khả năng áp dụng, triển khai kết quả của sáng kiến

Việc triển khai thực hiện tốt các phương pháp trên sẽ nâng cao chất lượng giờ giảng, tạo hứng thú cho học viên và nâng cao uy tín của giảng viên khi giảng dạy tại các địa phương.

Sáng kiến có khả năng phổ biến và nhân rộng trong phạm vi giảng dạy các chuyên đề tập huấn cho giảng viên báo cáo viên không những chỉ trong năm 2020 mà còn ứng dụng cho những năm sau trong quá trình thường xuyên cập nhật tài liệu bồi dưỡng của chương trình.

- Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng sáng kiến có hiệu quả

+ Đối với Khoa quản lý nhà nước về công tác dân tộc: đề nghị Lãnh đạo Khoa xem xét tổ chức trao đổi chuyên môn và phương pháp giảng dạy về tập huấn giảng viên để các giảng viên khác có môi trường rèn luyện phương pháp. 

+ Đối với lãnh đạo phụ trách Trung tâm bồi dưỡng: Cần chú ý quản lý sát hơn về chuyên môn trong quá trình tổ chức các Lớp tập huấn cho giảng viên, báo cáo viên tại địa phương tạo điều kiện để giảng viên tham gia giảng dạy những chuyên đề nhằm nâng cao năng lực sư phạm trong hoạt động bồi dưỡng./.

Ban Biên tập

 

 

 

 

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068