Giới thiệu kết quả SKKN năm 2020: Xây dựng HT bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện đối với CĐ “Pháp luật và chính sách của nhà nước về phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số” thuộc CT bồi dưỡng kiến thức DT đối với CB,CC,VC của ĐT3,ĐT 4

31/12/2020

1. Tên Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện đối với Chuyên đề “Pháp luật và chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số” thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 theo Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Chủ trì/Đồng chủ trì sáng kiến: 

- ThS. Phạm Thị Kim Cương, Phó trưởng khoa, Phụ trách khoa Quản lý Nhà nước về công tác dân tộc.

- ThS. Lê Thanh Bình, Giảng viên khoa Quản lý Nhà nước về công tác dân tộc.

3. Thời gian thực hiện: Năm 2020

4. Nội dung sáng kiến

4.1. Lý do chọn sáng kiến

Từ năm 2019, Học viện Dân tộc chính thức tổ chức các lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 theo Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Khoa Quản lý nhà nước về công tác dân tộc được giao quản lý chuyên môn 02 chuyên đề giảng dạy, trong đó có Chuyên đề “Pháp luật và chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số” ở cả 02 chương trình bồi dưỡng nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4.

Thực hiện kế hoạch của Học viện, Khoa đã phân công giảng viên biên soạn bài giảng điện tử và giảng dạy chuyên đề này đảm bảo tiêu chuẩn quy định của Chương trình đã được phê duyệt theo Quyết định số 778/QĐ-UBDT ngày 23/10/2019 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Các giảng viên được phân công chuyên môn đã chủ động và trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Song, quá trình chuẩn bị bài giảng và tổ chức giảng dạy chuyên đề này ở cả 02 chương trình bồi dưỡng nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của Khoa gặp một số khó khăn, bất cập. Cụ thể, phân công giảng dạy các chuyên đề thuộc các chương trình bồi dưỡng có 50% giảng viên cơ hữu và 50% giảng viên thỉnh giảng. Giảng viên tiếp cận các nội dung cốt lõi của chuyên đề để giảng dạy cần thời gian nghiên cứu chương trình, tài liệu cũng như tìm các tài liệu có liên quan đến chuyên đề cả về lý luận và thực tiễn để bảo đảm giảng dạy có chất lượng. Mỗi giảng viên đều phải chủ động chuẩn bị bài giảng điện tử và hệ thống tài liệu tham khảo của cá nhân. Một bài giảng điện tử xây dựng công phu có sử dụng các tư liệu đa phương tiện sống động trên các slide, giảng viên sẽ tốn thời gian để chuẩn bị, phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phầm mềm powerpoint, giảng viên cần phải có thêm niềm đam mê với việc thiết kế bài giảng đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ, tìm tài liệu từ nhiều nguồn. Trong quá trình thiết kế để có được một giáo án điện tử tốt, giảng viên cần tìm hình ảnh, clip minh họa, âm thanh sống động, tài liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Hiện nay, Khoa Quản lý nhà nước về công tác dân tộc nói riêng và Học viện Dân tộc nói chung chưa có bài giảng điện tử được chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện để giảng viên có thể khai thác, sử dụng chung.

Vì vậy, để phục vụ tốt hơn cho việc quản lý và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn giảng viên được giao, chúng tôi thực hiện sáng kiến này với mục tiêu xây dựng bài giảng điện tử được chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện đối với chuyên đề “Pháp luật và chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số” thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 theo Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện của chuyên đề này ở 02 chương trình bồi dưỡng nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 sẽ được nhóm tác giả sáng kiến chỉnh sửa, hoàn thiện sau khi được Hội đồng sáng kiến nghiệm thu. 02 bài giảng này sẽ nằm trong hệ thống thư viện bài giảng chung của Khoa để giảng viên khai thác, sử dụng chung.

4.2. Bản chất của sáng kiến

Sáng kiến là bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ cơ sở dữ liệu khoa học để phục vụ công tác giảng dạy cho giảng viên của Khoa cũng như các giảng viên khác của Học viện có nhu cầu.

4.3. Đối tượng và phạm vi sáng kiến

- Phạm vi áp dụng sáng kiến: Học viện Dân tộc

- Đối tượng áp dụng sáng kiến: Toàn thể giảng viên của Khoa Quản lý nhà nước về công tác dân tộc và các giảng viên khác của Học viện có nhu cầu.

4.4. Mục đích sáng kiến

Sáng kiến xây dựng 02 bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện đối với Chuyên đề “Pháp luật và chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số” thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 theo Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ để tạo ra các bài giảng được chuẩn hóa, giúp cho các giảng viên được phân công giảng dạy chuyên đề này tiếp cận nhanh hơn, đầy đủ với các nội dung giảng dạy của chuyên đề.

Sáng kiến này với mục tiêu xây dựng bài giảng điện tử được chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện đối với chuyên đề “Pháp luật và chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số” thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 theo Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện của chuyên đề này ở 02 chương trình bồi dưỡng nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 sẽ được nhóm tác giả sáng kiến chỉnh sửa, hoàn thiện sau khi được Hội đồng sáng kiến nghiệm thu. 02 bài giảng này sẽ nằm trong hệ thống thư viện bài giảng chung của Khoa để giảng viên khai thác, sử dụng chung.

4.5. Những nội dung cơ bản của sáng kiến

Quy trình xây dựng bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện đối với chuyên đề “Pháp luật và chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số” thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 theo Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ

Áp dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng điện tử đối với giảng viên tại Học viện Dân tộc được coi là một trong những kỹ năng cần thiết đối với mỗi giảng viên hiện nay. Trên cơ sở phân công chuyên môn đối với giảng viên sinh hoạt chuyên môn tại khoa Khoa Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, nhóm tác giả thực hiện sáng kiến với quy trình biên soạn bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện đối với Chuyên đề “Pháp luật và chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số” thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 theo Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:

a) Yêu cầu

Bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện phải đầy đủ, ngắn gọn, chính xác, khoa học, thể hiện được nội dung trọng tâm cốt lõi của chuyên đề.

Bài giảng điện tử chuẩn hóa về nội dung nhưng có tính mở để giảng viên có thể bổ sung cập nhật các thông tin, dữ liệu mới, đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với từng địa phương tổ chức lớp, phù hợp với đối tượng học viên.

Có sử dụng các hình ảnh, clip minh họa cho các nội dung bài giảng nhằm cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội có liên quan đến bài giảng hoặc làm chủ đề thiết kế nội dung thảo luận nhóm.

b) Các bước thực hiện và người thực hiện

Bước 1. Xác định nội dung chuyên đề cần trình bày trong bài giảng điện tử

Chuyên đề “Pháp luật và chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số” thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3 theo Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Chuyên đề “Pháp luật và chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số” thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 4 theo Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Bước 2. Tìm tài liệu liên quan và xác định những tài liệu ảnh, clip liên quan đến bài giảng

Bước 3: Tiến hành soạn giảng trên máy tính

Chuyên đề “Pháp luật và chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số” thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3 theo Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Chuyên đề “Pháp luật và chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số” thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 4 theo Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Bước 4: Xin ý kiến góp ý của giảng viên Học viện (cơ hữu, thỉnh giảng) đối với bài giảng điện tử thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của Khoa, góp ý qua email…

Bước 5: Bổ sung, hoàn thiện bài giảng điện tử và chia sẻ bài giảng điện tử cho giảng viên được phân công chuyên môn giảng dạy tại các lớp bồi dưỡng năm 2020 của Học viện Dân tộc

4.6. Hiệu quả áp dụng sáng kiến

Thực tiễn cho thấy việc áp dụng công nghệ thông tin trong xây dựng bài giảng điện tử và thiết bị hỗ trợ giảng dạy luôn đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập.  Đối với chuyên đề "Pháp luật và chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số” (thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 theo Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ), giảng viên sử dụng sáng kiến đã được tiếp cận, sử dụng bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện với các nội dung trọng tâm cốt lõi của chuyên đề một cách nhanh nhất, chính xác, khoa học. Giảng viên sử dụng bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện để giảng dạy tại các lớp Bồi dưỡng Kiến thức dân tộc đối với nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 đã giúp bài giảng trên lớp sinh động hơn, tăng hiệu quả tiếp nhận kiến thức về pháp luật và chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số của học viên thông qua quá trình nghe – nhìn và thảo luận nhóm.

Áp dụng sáng kiến này có thể hỗ trợ hiệu quả cho giảng viên trong quá trình sử dụng bài giảng điện tử được chuẩn hóa, có sử dụng tài liệu đa phương tiện. Đồng thời, giảng viên cần bổ sung tư liệu, hoàn thiện bài giảng phù hợp với thực tiễn của từng địa phương tổ chức lớp để việc giảng dạy được sinh động, thuận tiện, chính xác; Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm người học lĩnh hội đủ nội dung học tập một cách vững chắc; Giảm nhẹ cường độ lao động của giảng viên, do đó nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.

Bên cạnh đó, giảng viên sử dụng bài giảng điện tử chuẩn hóa có sử dụng tài liệu đa phương tiện cũng có thể gặp khó khăn: phải bổ sung, cập nhật thông tin, số liệu mang tính thực tiễn của địa phương; cơ sở vật chất phục vụ tổ chức lớp bồi dưỡng không đồng bộ, hoặc gặp trục trặc kỹ thuật dẫn đến không sử dụng được máy tính, máy chiếu, âm thanh…

4.7. Khả năng áp dụng, triển khai kết quả của sáng kiến

Sáng kiến này đã được áp dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy tại các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 theo Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể áp dụng tại Các lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc tại các tỉnh, thành phố: Trà Vinh, Tuyên Quang, Đồng Nai, Điện Biên, Hà Nội, Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn...

Ban Biên tập

 

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068