Hội thảo Tham vấn lấy ý kiến góp ý để triển khai xây dựng CT biên soạn tài liệu bồi dưỡng KTDT đối với CB, CC thuộc nhóm ĐT1 và nhóm ĐT2; chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật tài liệu bồi dưỡng KTDT đối với nhóm ĐT 3 và nhóm ĐT4 theo Quyết định số 771/ QĐ-TTg của TTCP

28/08/2020

     Sáng ngày 27 tháng 8 năm 2020, tại Hà Nội, Học viện Dân tộc (HVDT) tổ chức Hội thảo Tham vấn lấy ý kiến góp ý để triển khai xây dựng chương trình biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 1 và nhóm đối tượng 2; chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện, cập nhật tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 theo Quyết định số 771/ QĐ-Ttg của Thủ tướng chính phủ. TS Hoàng Xuân Lương- Nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và PGS.TS Trần Trung - Quyền Giám đốc HVDT đồng chủ trì Hội nghị. Tới dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Viết Thảo, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS Trần Hậu Thành, Phó Cục trưởng Cục Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ , Ban Tổ chức Trung Ương; đại diện lãnh đạo đến từ Ban Dân tộc Thành phố Hà Nội, Học viện chính trị  Bộ Quốc phòng, Đại học Kiểm sát, Học viện Chính trị Khu vực I...; đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Chính sách, Vụ Dân tộc thiểu sổ của  Ủy ban Dân tộc; cùng thành viên của các Tổ soạn thảo chương trình, nhà khoa học đến từ trong và ngoài HVDT.

Toàn cảnh Hội thảo

      Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, PGS. TS. Trần Trung nhấn mạnh: Hội thảo nhằm tham vấn, lấy  ý kiến của các tổ chức, nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà nghiên cứu  có liên quan tại Hà Nội và các địa phương để xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương (đối tượng 1), bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho Cục trưởng, Vụ trưởng, Phó cục trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương (đối tượng 2). Và chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện, cập nhật số liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3,4. Hội thảo cần tập trung thảo luận về cấu trúc, kết cấu, nội dung và hình thức của chương trình, khả năng đáp ứng của chương trình đối với mục tiêu của Đề án theo 771/ QĐ-Ttg của Thủ tướng chính phủ và yêu cầu của thực tiễn công tác dân tộc hiện nay.

     Thay mặt Ban tổ chức Hội thảo, TS. Giang Khắc Bình, Trưởng khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, trình bày các vấn đề cần thảo luận tại Hội thảo  gồm mục đích, yêu cầu, quan điểm xây dựng chương trình, cấu trúc chương trình và nội dung chi tiết của đề cương các chuyên đề. Đồng chí mong muốn các đồng chí tới dự có những góp ý cụ thể, chi tiết, để các tổ biên soạn hoàn thiện bộ tài liệu chương trình.

     Thảo luận tại hội thảo, đa số các đại biểu đánh giá cao nỗ lực chuẩn bị tài liệu của Tổ biên soạn các chuyên đề tuy nhiên cần tập trung chú ý đến các vấn đề sau: Cần cập nhật thông tin mới để cung cấp cho người học, đặc biệt là những thông tin mới nhất về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về dân tộc, công tác dân tộc, pháp luật và các chính sách phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số; nội dung đề cương phải bố cục hợp lý, lưu ý khi sử dụng các thuật ngữ; câu hỏi thảo luận đúng với từng đối tượng;  tình hình giải quyết vấn đề dân tộc tại các nước trên thế giới; một số chuyên đề còn nặng về lý thuyết nên đưa phần kinh nghiệm thực hiện công tác dân tộc và kinh nghiệm quản lý…

     Kết luận Hội thảo, TS Hoàng Xuân Lương- Nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trân trọng cảm ơn ý kiến tâm huyết của các nhà lãnh đạo, nhà khoa học, giảng viên và các thành viên tham dự Hội thảo đồng thời đánh giá cao quá trình tổ chức biên soạn tài liệu, chương trình của HVDT. Tuy nhiên với mục tiêu trình lãnh đạo Ủy ban cho ý kiến về bộ tài liệu, chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 1 và nhóm đối tượng 2 trong thời gian tới, TS. Hoàng Xuân Lương  đề nghị Ban Thư ký, Tổ biên soạn tiếp thu ý kiến tại Hội thảo và cập nhật, chỉnh sửa tài liệu theo hướng: Biên tập, cắt giảm các nội dung mang tính khái niệm, hàn lâm; giải pháp, phương án, bám sát nội dung mang tính thực hành; quan tâm nhiều hơn nữa đến những vấn đề mới về dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số;  những khó khăn của người dân tộc thiểu số trong việc tiếp cận dịch vụ công hiện nay. Đề nghị Tổ biên soạn cập nhật các số liệu và tài liệu quan trọng vào bộ tài liệu để đảm bảo tính thời sự, chính xác  đáp ứng đúng mục tiêu đề đã ra của Đề án./.

                                Phạm Hiếu

 

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068