Thông tin Nhiệm vụ KH&CN Cấp cơ sở năm 2020: Hệ thống hóa các chính sách dân tộc phục vụ biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo bồi dưỡng tại Học viện Dân tộc. Mã số: HVDT 03.2020

02/07/2020

1. Tên đề tài: Hệ thống hóa các chính sách dân tộc phục vụ biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo bồi dưỡng tại Học viện Dân tộc. Mã số: HVDT 03.2020

2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Thị Thanh Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân tộc, Học viện Dân tộc

3. Các thành viên tham gia

ThS. Ngô Thị Trinh

Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân tộc - Học viện Dân tộc

Thư ký

ThS. Trần Quốc Hùng

Viện Nghiên cứu Văn hóa

dân tộc - Học viện Dân tộc

Thành viên chính

CN. Trần Công Hiếu

Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc, Học viện Dân tộc

Thành viên chính

KS. Nguyễn Minh Tiến

Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình

Thành viên chính

4. Đơn vị chủ trì: Viện Nghiên cứu Văn hóa, Học viện Dân tộc

5. Thời gian thực hiện: Năm 2020

6. Mục tiêu nghiên cứu

6.1.  Mục tiêu chung

Hệ thống hóa, đánh giá chính sách dân tộc đang còn hiệu lực nhằm phục vụ biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo bồi dưỡng tại Học viện Dân tộc.

6.2. Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống hóa chính sách dân tộc phục vụ công tác biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng.

- Đánh giá thực trạng hệ thống chính sách dân tộc và công tác biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng tại Học viện Dân tộc.

- Hệ thống hóa các chính sách dân tộc phục vụ biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng tại Học viện Dân tộc.

7. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó sử dụng chủ yếu các phương pháp, kỹ thuật sau:

- Phương pháp hệ thống hóa

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia

8. Các nội dung nghiên cứu chính

Nội dung 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống hóa các chính sách dân tộc phục vụ biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng tại Học viện Dân tộc

1.1. Khái niệm về chính sách dân tộc ở Việt Nam, hệ thống hóa chính sách dân tộc và chương trình, tài liệu đào tạo bồi dưỡng tại Học viện Dân tộc

1.2. Nguyên tắc, yêu cầu và mối hệ giữa hệ thống hóa các chính sách dân tộc với biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng tại Học viện Dân tộc

Nội dung 2: Đánh giá thực trạng về hệ thống hóa các chính sách dân tộc và công tác biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng tại Học viện Dân tộc, thời gian vừa qua

2.1. Đánh giá thực trạng về hệ thống hóa các chính sách dân tộc

2.2. Đánh giá thực trạng về biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng tại Học viện Dân tộc

Nội dung 3: Tổ chức hệ thống hóa các chính sách dân tộc đang còn hiệu lực phục vụ biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo bồi dưỡng tại Học viện Dân tộc

3.1. Hệ thống hóa các chính sách dân tộc dân tộc đang còn hiệu lực trên phạm vi toàn quốc, theo 13 nhóm chính sách dân tộc (theo Nghị định 05/2011- NĐ- CP về Công tác dân tộc)

3.2. Đề xuất quy trình hệ thống hóa các chính sách dân tộc đang còn hiệu lực phục vụ công tác hệ thống hóa chính sách dân tộc hàng năm của Học viện Dân tộc.

3.3. Giải pháp tổ chức hệ thống hóa các chính sách dân tộc phục vụ biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng tại Học viện Dân tộc

9.  Các sản phẩm chính

9.1. Nội dung của sản phẩm

Nội dung của sản phẩm là báo cáo kết quả thực hiện hệ thống hóa các chính sách dân tộc đang còn hiệu lực từ năm 1986 đến nay, bao gồm các nhóm chính sách được phân định theo Nghị định số 05 của Ủy ban Dân tộc.

9.2. Kết quả áp dụng

- Học viện Dân tộc;

- Các đơn vị trong Ủy ban Dân tộc có thể tham khảo, vận dụng vào thực tiễn đơn vị.

9.3. Kết quả phổ biến

- Báo cáo tổng hợp;

- Báo cáo tóm tắt;

- Bản A0 của Đề án;

- 01 bài báo đăng trên Tạp chí chuyên ngành./.

Ban Biên tập

 

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068