TRUNG TÂM TƯ VẤN, CGKH&CN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

VÙNG DT&MN

Đơn vị:

Trung tâm Tư vấn, chuyển giao khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường vùng dân tộc và miền núi

Giám đốc:

ThS. Hà Quang Khuê

Điện thoại:

02.437.653.708

Email:

trungtamcgcn@hvdt.edu.vn

Địa chỉ:

Khu đô thị Dream Town, đường 70, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Trung tâm Tư vấn, chuyển giao khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường vùng dân tộc và miền núi (tiền thân là Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn, chuyển giao khoa học và công nghệ vùng dân tộc thiểu số) là  đơn vị trực thuộc Học viện Dân tộc. Trung tâm được thành lập theo Quyết định số 518/QĐ-UBDT ngày 10/10/2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

  1.  Vị trí, chức năng, nhiệm vụ
  1. Vị trí

Trung tâm là đơn vị sự nghiệp Khoa học - Công nghệ (KH&CN) công lập, Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, hoạt động theo quy định của pháp luật, trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.   

II. Chức năng, nhiệm vụ

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác ngắn hạn, dài hạn về tư vấn, chuyển giao khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường trình Giám đốc Học viện Dân tộc phê duyệt.

2. Nghiên cứu sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chủ trương, chính sách, chương trình, dự án liên quan đến vùng dân tộc thiểu số.

3. Tham gia tuyển chọn, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước về tư vấn chính sách và nghiên cứu khoa học; xây dựng mô hình, dự án sản xuất thử nghiệm, bảo vệ môi trường; Tổ chức đào tạo, chuyển giao KH &CN vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của pháp luật và Ủy ban Dân tộc.

4. Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện các hợp đồng cung ứng các dịch vụ kỹ thuật, hoạt động thương mại hóa sản phẩm khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật và Ủy ban Dân tộc.

5. Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng, lắp đặt và chế tạo thiết bị đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất theo quy định của pháp luật và Ủy ban Dân tộc.

6. Chủ trì, phối hợp thực hiện các hoạt động hội thảo, hội nghị khoa học liên quan đến nghiên cứu, tổng kết, tư vấn chính sách; tư vấn, chuyển giao khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường vùng dân tộc thiểu số.

7. Liên kết đào tạo đại học, sau đại học, dạy nghề, tin học, ngoại ngữ… đáp ứng nhu cầu xã hội.

8. Chủ trì, tham gia biên soạn, phát hành các ấn phẩm, tài liệu về chính sách, chuyển giao công nghệ, môi trường và các lĩnh vực khác liên quan.

9. Quản lý viên chức và người lao động, tài chính, tài sản và hồ sơ, tài liệu của Trung tâm theo quy định của pháp luật, Học viện Dân tộc và của Nhà nước.

          III. Cơ cấu tổ chức

Nhân lực hoạt động KH&CN gồm 10 người, trong đó Giáo sư và Tiến sĩ có 5 người; Thạc sĩ có 5 người.

IV. Một số hoạt động của Trung tâm

1. Nguồn lực thông tin Khoa học và Công nghệ

- Tạo lập, cập nhật, xử lý và lưu trữ nguồn lực thông tin KH&CN trong và ngoài nước:

- Thông tin sở hữu: sáng chế và giải pháp hữu ích.

- Thông tin nghiên cứu triển khai: báo cáo kết quả nghiên cứu, tạp chí chuyên ngành, dự báo chiến lược, tổng quan, các cơ sở dữ liệu KH&CN trong và ngoài nước.

- Thông tin tiêu chuẩn: tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn các nước trên thế giới.

- Thông tin công nghệ và thiết bị.

2. Về hợp tác phát triển

2.1. Hợp tác trong nước:

- Phối hợp và hợp tác với các đơn vị trong lĩnh vực hoạt động KH&CN, chia sẻ nguồn lực thông tin KH&CN; huấn luyện đào tạo về kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức các hội nghị, hội thảo, sự kiện xúc tiến chuyển giao công nghệ.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện các chương trình, dự án về phát triển các hoạt động tư vấn, nghiên cứu, chuyển giao KH&CN và phát triển thị trường KH&CN.

     2.2. Hợp tác quốc tế 

Mở rộng và duy trì mối quan hệ với các tổ chức: Worlbank, UODC, UNDP, ILO, UN Women….

3. Một số đề tài, dự án đã và đang thực hiện

3.1. Các Đề tài bao gồm:

- “Những vấn đề mới trong quan hệ dân tộc và định hướng hoàn thiện chính sách dân tộc ở nước ta”, Cấp Nhà nước, 2012-2015.

-  “Tác động của biến đổi xã hội đến ổn định và phát triển vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay”, Cấp Nhà nước, Năm 2018-2020.

- “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về đất đai ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi”, Cấp Nhà nước, Năm 2018-2020.

- “Các giải pháp cơ bản, cấp bách nhằm phát triển thị trường ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam”, Cấp Nhà nước, Năm 2018-2020.

- “Nghiên cứu thực trạng nghề dệt thổ cẩm ở Đắklắc và đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển:”, Cấp Bộ, Năm 2019.

- “Nghiên cứu, đề xuất chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn”, Cấp Bộ, Năm 2019.

3.2. Các Dự án bao gồm:

 - “Xây dựng mô hình cải thiện vệ sinh môi trường cho hộ dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên thông qua chuyển giao kỹ thuật sản xuất phân bón hữu cơ tại chỗ từ nguồn rác thải hữu cơ”, Cấp Bộ, Năm 2014.

- “Điều tra, đánh giá kết quả thực hiện một số chương trình, đề án, dự án, chính sách giai đoạn 2011-2015”, Cấp Bộ, Năm 2015.

- “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững tại huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình”, Cấp Nhà nước, Năm 2015 - 2016. 

- “Giảm thiểu các bệnh liên quan đến amiang cho các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam trong tương lai”, Phối hợp với Tổ chức Union Aid Abroad APHEDA thực hiện, Năm 2017.

- “Điều tra, đánh giá thực trạng lây nhiễm Virus HIV trong đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc”, Cấp Bộ, Năm 2017-2018./.

Tin liên quan
ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068