TRUNG TÂM HỖ TRỢ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

VÙNG DTTS & MN

Đơn vị:

Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực vùng dân tộc và miền núi

Giám đốc:

ThS. Nguyễn Văn Chí

Điện thoại:

024.37957205

Email:

trungtamhotrodt@hvdt.edu.vn

Địa chỉ:

Khu đô thị Dream Town, đường 70, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực vùng dân tộc và miền núi được thành lập theo quyết định số 523/QĐ-UBDT ngày 10/10/2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trên cơ sở Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực vùng dân tộc và miền núi thuộc Trường Cán bộ dân tộc theo quyết định số 155/QĐ-UBDT ngày 03/04/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc.

I. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ

1. Vị trí

Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực vùng dân tộc và miền núi (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Học viện Dân tộc (HVDT) có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội.

2. Chức năng

Trung tâm thực hiện chức năng tổ chức các hoạt động liên kết, hợp tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục trong nước và quốc tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nhân lực vùng dân tộc và miền núi (DT&MN).

3. Nhiệm vụ

- Xây dựng kế hoạch công tác ngắn hạn, hàng năm, dài hạn, 05 năm và chiến lược công tác của Trung tâm trình Giám đốc HVDT phê duyệt; chủ trì hợp tác, liên kết đào tạo đại học, sau đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề và các khoá bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, dạy tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ… đáp ứng nhu cầu xã hội, trọng tâm là ngành công tác dân tộc (CTDT).

- Xây dựng, trình Giám đốc HVDT phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, tổ chức thực hiện các đề tài, dự án thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện dịch vụ tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng và chuyển giao khoa học và công nghệ vào vùng DT&MN theo quy định của pháp luật và Ủy ban Dân tộc.

- Thực hiện các hợp đồng cung ứng các dịch vụ kỹ thuật, thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ, tổ chức các hội nghị, hội thảo về phát triển nhân lực cho vùng DT&MN.

- Chủ trì, tham gia biên soạn, in ấn, phát hành các ấn phẩm, tài liệu về sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách dân tộc và phục vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nguồn nhân lực vùng DT&MN.

- Thực hiện các dịch vụ công khác theo nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ viên chức và người lao động của Trung tâm theo quy định của HVDT.

- Chủ trì, phối hợp với các khoa chuyên môn, các phòng chức năng để xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài sản, tài chính được giao theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc HVDT giao.

Bên cạnh các nhiệm vụ về đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về CTDT, Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho vùng dân tộc thiểu số; thực hiện, hợp tác thực hiện các đề án, dự án và nghiên cứu khoa học, liên kết với các đối tác trong nước và ngoài nước về các lĩnh vực liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về dân tộc, CTDT, quản lý nhà nước về CTDT.

II. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ

1. Cơ cấu tổ chức

- Trung tâm có Giám đốc, Phó Giám đốc.

- 3 phòng chuyên môn, bao gồm:

+ Phòng Tổ chức - Hành chính tổng hợp

+ Phòng Tuyển sinh và Thị trường

+ Phòng Chương trình và Dự án

2. Đội ngũ

Đội ngũ công chức, viên chức, người lao động cơ hữu của Trung tâm hiện nay có 9 người, trong đó:

- Có 7 người trình độ Thạc sĩ (80%), 2 người trình độ đại học (20%).

- Có 2 thành phần dân tộc, trong đó, dân tộc Kinh 7 người (80%), dân tộc Nùng 2 người (20%).

- Có 3 nam (30%), 6 nữ (70%). Trong đó có 3 người dưới 30 tuổi, 5 người từ 30-39 tuổi, 1 người từ 40- 49 tuổi.

Ngoài ra, Trung tâm còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là các nhà quản lý, nhà khoa học am hiểu lĩnh vực công tác dân tộc. Trong đó có 3 PGS.TS, 10TS.

III. Kết quả hoạt động

1. Các đề tài nghiên cứu do cơ quan chủ trì hoặc tham gia

a. Đề tài cấp Nhà nước (Trung tâm là cơ quan phối hợp và tham gia):

1. Đề tài “Nghiên cứu khả năng ứng phó với thiên tai và đề xuất giải pháp tổng thể nâng cao năng lực phòng tránh của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên” (2014 – 2015). PGS.TS. Ngô Quang Sơn- Chủ nhiệm.

2. Dự án thuộc Chương trình Nông thôn Miền núi “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững tại huyện Kim Bôi, Hòa Bình”(2014-2015). TS. Nguyễn Hồng Vĩ- Chủ nhiệm.

3. Nghiên cứu đề xuất giải pháp, mô hình nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở một số địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc (2015). PGS.TS. Trần Trung - Phó Chủ nhiệm.

4. Nghiên cứu xác định và phát huy những yếu tố tích cực trong phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc phục vụ xây dựng nông thôn mới hiện nay (2015 - 2016). PGS.TS. Trần Trung - Chủ nhiệm.

b. Đề tài Chương trình CTDT/16-20 (Trung tâm là cơ quan phối hợp và tham gia):

1. Hệ thống hóa, đánh giá các nghiên cứu về dân tộc và CTDT ở Việt Nam từ 1986 đến nay (2016-2018) do PGS.TS. Trần Trung - Chủ nhiệm.

2. “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức CTDT cho cán bộ, công chức, viên chức đến năm 2030” do TS. Nguyễn Văn Dũng - Chủ nhiệm.

3. “Nghiên cứu các mô hình quản lý nhà nước về CTDT ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”do PGS.TS. Nguyễn An Ninh, Học viện Chính trị khu vực I - Chủ nhiệm

c. Đề tài, dự án, đề án cấp Bộ, cấp tỉnh của cán bộ Trung tâm và các chuyên gia:

* Trung tâm đang chủ trì 2 đề tài cấp Bộ:

1. Nghiên cứu xác định nhu cầu, nội dung, phương pháp đào tạo nhằm xây dựng đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số (2017).

2. Nghiên cứu thực trạng thu hút, tuyển dụng, sử dụng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương (2018).

d. Trung tâm là chủ trì của nhóm nghiên cứu mạnh và tham gia cùng các đơn vị thực hiện các hoạt động về liên kết đào tạo và xây dựng dữ liệu:

1. Trung tâm là đơn vị thường trực cho nhóm nghiên cứu Giáo dục dân tộc và phát triển nguồn nhân lực, HVDT triển khai tọa đàm khoa học với chủ đề  “Cơ hội hợp tác và phương pháp tiếp cận công bố quốc tế trong nghiên cứu khoa học”.

2. Tham gia thu thập dữ liệu phục vụ đề tài khoa học: “Hệ thống hóa, đánh giá các nghiên cứu về dân tộc và CTDT ở Việt Nam từ 1986 đến nay”.

3. Tham gia hỗ trợ đề tài khoa học: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về các dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc”.

4. Tham gia hỗ trợ đề tài khoa học và công nghệ cấp Quốc gia: “Một số vấn đề cơ bản trong cộng đồng các dân tộc trên tuyến biên giới Việt - Lào”.

5. Tham gia hỗ trợ đề tài khoa học và công nghệ cấp Quốc gia: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức CTDT cho cán bộ, công chức, viên chức đến năm 2030”.

6. Tham gia hỗ trợ đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: “Nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ môi trường cho cộng đồng vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020”.

7. Phối hợp với Viện nghiên cứu chính sách dân tộc thực hiện một số nội dung của các đề án như mô hình Ủy ban Dân tộc giao hay đấu thầu bên Ban Dân tộc Hà Nội.

e. Đề án cấp tỉnh của cán bộ Trung tâm và các chuyên gia:

1. “Xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc Dao xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo” đã được Uỷ Ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt. (2015)

2. “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao nhận thức pháp luật nói chung và chính sách dân tộc nói riêng cho cán bộ làm CTDT và đồng bào dân tộc thiểu số của thủ đô Hà Nội”. (2015)

3. “Đánh giá việc thực hiện chính sách trên địa bàn thành phố Hà Nội từ 2008-2015; đánh giá giải pháp thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020”. (2015)

4. Phát triển kinh tế - xã hội tại các xã đặc biệt khó khăn tại Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020. (2016)

f. Đề tài cấp cơ sở của cán bộ Trung tâm và các chuyên gia:

1. “ Liên kết đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CTDT của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực vùng DT&MN - Trường Cán bộ dân tộc trên địa bàn Hà Nội hiện nay”.

2. “Xác định những nội dung kiến thức cần cập nhật theo vị trí việc làm cho cán bộ, công chức, viên chức làm CTDT”.

3. “Nghiên cứu luận cứ khoa học về đào tạo nguồn nhân lực các dân tộc rất ít người giai đoạn 2018-2025”.

4. Liên kết đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CTDT của Trung tâm hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực vùng dân tộc và miền núi - Trường Cán bộ dân tộc trên địa bàn Hà Nội hiện nay./.

Tin liên quan
ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068