Thông tin Nhiệm vụ KH&CN Cấp cơ sở năm 2019: Phát triển đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số trong hệ thống trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai hiện nay

14/08/2019

1. Tên đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số trong hệ thống trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai hiện nay. Mã số: HVDT.01.2019

 2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Thúy Hằng, Chuyên viên chính, Phòng Tổ chức cán bộ, Học viện Dân tộc.

3. Các thành viên tham gia:

1

ThS. Lý Thị Thu Hằng

Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi

Thư ký

 

2

ThS. Trần Thị Hòa

Trường THPT Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Thành viên chính

 

3

CN. Phạm Thị Khánh Hường

Hiệu trưởng, Trường THCS Lê Quý Đôn, Lào Cai

Thành viên chính

4

ThS. Đặng Kim Ngọc

Phòng Tổ chức, Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình

Thành viên

 

4. Đơn vị chủ trì: Khoa Sau đại học, Học viện Dân tộc

5. Thời gian thực hiện: Năm 2019

6. Mục tiêu nghiên cứu:

6.1.  Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số (DTTS) trong hệ thống các trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay theo chủ trương phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nước ta.

6.2. Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên người DTTS hiện nay đang giảng dạy tại hệ thống các trường THCS trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai từ năm 2017 đến năm 2019.

- Đề ra các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS trong hệ thống trường THCS trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay.

7. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó sử dụng chủ yếu các phương pháp, kỹ thuật sau:

- Phương pháp phân tích tổng hợp;

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn;

- Phân tích đánh giá.

8. Các nội dung nghiên cứu chính

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NGƯỜI DTTS

1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ

1.2. Quan điểm phát triển đội ngũ giáo viên

1.3. Phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo quan điểm chuẩn hóa và phát triển đội ngũ giáo viên theo quan điểm tiếp cận năng lực

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS trong trường THCS

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NGƯỜI DTTS TRONG HỆ THỐNG TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÁT XÁT TỈNH LÀO CAI

 2.1. Cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ giáo viên người DTTS trong hệ thống trường trung học cơ sở

2.2. Quan điểm, định hướng về phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS trường THCS trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay

2.3. Khái quát về đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

2.4. Vài nét về hệ thống trườngTHCS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

2.5. Thực trạng mạng lưới trường lớp học, quy mô giáo dục của huyện Bát Xát.

2.6. Thực trạng về đội ngũ giáo viên trung học cơ sở là người DTTS trên địa bàn huyện Bát Xát:

2.7. Thực trạng về trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên người DTTS trong hệ thống trường THCS trên địa bàn huyện Bát Xát

2.8. Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên người DTTS

2.9. Thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên người DTTS

2.10. Đánh giá thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS là người DTTS trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG HỆ THỐNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

3.1. Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS trường THCS trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay:

3.2. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp

3.3. Đánh giá mức độ về tính khả thi của các biện pháp

9.  Các sản phẩm chính

9.1. Nội dung của sản phẩm

- Làm rõ thực trạng đội ngũ giáo viên người DTTS trong hệ thống trường THCS trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

- Đề ra các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS trong hệ thống trường THCS trên địa bàn huyện Bát Xát

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cung cấp số liệu thực tế về đội ngũ giáo viên người DTTS hiện nay đang giảng dạy trong hệ thống trường THCS huyện Bát Xát. Việc quan tâm tạo điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS trong hệ thống trường THCS có cơ hội phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn để có được một đội ngũ giáo viên người DTTS vững mạnh trong tương lai, đáp ứng được đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục

- Làm cơ sở khoa học, tài liệu phục vụ Phòng Giáo dục huyện Bát Xát, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai.

- Xây dựng mối quan hệ với các địa phương và hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các đơn vị, cá nhân trong và ngoài Học viện; thành lập các nhóm, các tổ nghiên cứu để phát huy sức mạnh tập thể.

- Mỗi cá nhân tham gia đề tài hình thành tư duy tự thân, cầu thị trong công tác nghiên cứu khoa học, năng động, đầu tư thời gian, công sức để tạo nên các công trình nghiên cứu có giá trị, tự tin vươn tới các nguồn đề tài, dự án ngoài Học viện.

9.2. Kết quả áp dụng

- Cung cấp thêm cứ liệu tham khảo cho các trường THCS trên địa bàn huyện Bát Xát nói riêng, Lào Cai nói chung trong quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS trong hệ thống trường THCS.

- Học viện Dân tộc có thể sử dụng kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực DTTS của Lào Cai nói riêng, vùng DTTS nói chung.

9.3. Kết quả phổ biến

- Báo cáo tổng hợp.

- Báo cáo tóm tắt.

- 01 bài báo đăng trên Tạp chí chuyên ngành.

                                                                                     Ban Biên tập

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068