Giới thiệu kết quả sáng kiến cấp cơ sở năm 2019: “Quy trình xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở tại Học viện Dân tộc”

06/12/2019

Chủ trì sáng kiến: TS. Nguyễn Thị Thân Thủy, ThS. Nguyễn Thị Hảo, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế

  1. Lý do thực hiện sáng kiến

 Học viện Dân tộc là trung tâm khoa học, giáo dục công lập, nghiên cứu về các dân tộc, chiến lược, chính sách dân tộc; đào tạo trình độ đại học, sau đại học góp phần phát triển nguồn nhân lực trình độ cao; bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức trong nước và quốc tế.  Đến năm 2030, Học viện Dân tộc là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Việt Nam về nghiên cứu chiến lược, chính sách dân tộc, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc trong nước và quốc tế. Trên cơ sở các mục tiêu được xác định, Học viện Dân tộc đề ra các nhiệm vụ giải pháp để thực hiện các mục tiêu trên nhằm cụ thể hóa những nội dung cơ bản, cốt lõi trong Chiến lược phát triển Học Dân tộc giai đoạn 2018 – 2025, tầm nhìn đến 2030 để phát triển Học viện trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Việt Nam về nghiên cứu chiến lược, chính sách dân tộc, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc trong nước và quốc tế. Để thực hiện được những mục tiêu và chiến lược đề ra đòi hỏi cần có sự chung tay và quyết tâm rất lớn của các cấp, các ngành và đặc biệt là Ban Giám đốc, cán bộ, giảng viên và người lao động trong toàn học viện. Muốn phát triển Học viện thì bên cạnh việc đoàn kết thì vấn đề đặt ra hàng đầu là hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, một trong những yếu tố quyết định đến việc hoàn thành chuyên môn nghiệp vụ là cần có sự nỗ lực của từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Hàng năm việc hoàn thành nhiệm vụ của các cán bộ, công chức trong toàn Học viện được thể hiện trong chỉ tiêu, quy định chung thì bên cạnh đó mỗi cá nhân cần có những sáng kiến kinh nghiệm của bản thân được áp dụng trong đơn vị. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong quá trình thực hiện còn nhiều vấn đề chưa được nhìn nhận đánh giá và hiểu đúng về bản chất của nó như: Phạm vi và đối tượng; Đối tượng công nhận là sáng kiến; Điều kiện của sáng kiến; Tính mới và lợi ích thiết thực của sáng kiến; Đơn vị áp dụng sáng kiến; Quy trình đăng ký xét công nhận và cấp giấy chứng nhận sáng kiến…

Với những lý do trên, chúng tôi đề xuất sáng kiến “Quy trình xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở tại Học viện Dân tộc” với mong muốn sáng kiến sẽ góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở tại Học viện Dân tộc.

2. Nội dung sáng kiến

2.1. Mục đích của sáng kiến:

Đổi mới và nâng cao chất lượng thực hiện quy trình xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở

2.2. Các bước thực hiện quy trình xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở

Thực hiện xét công nhận sáng kiến theo một quy trình khoa học chặt chẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Phòng Khoa học và Hợp tác quốc ra thông báo đăng ký áp dụng sáng kiến

Bước 2: Đăng ký sáng kiến

Bước 3: Cơ quan thường trực hội đồng sáng kiến thẩm định, tổng hợp danh mục các sáng kiến đã đăng ký.

Bước 4: Các sáng kiến áp dụng thử tại đơn vị đã đăng ký trong thời gian quy định, cơ quan thường trực hội đồng sáng kiến chịu trách nhiệm giám sát hoạt động này và thành lập đoàn kiểm tra việc thực hành áp dụng sáng kiến.

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ công nhận sáng kiến và gửi về cơ quan thường trực hội đồng sáng kiến.

Bước 6: Tiếp nhận hồ sơ công nhận sáng kiến

Bước 7: Trình tự làm việc của Hội đồng

Bước 8: Công nhận và cấp Giấy chứng nhận sáng kiến

3. Tính mới của sáng kiến: so với quy trình cũ quy trình xét công nhận sáng kiến mới ở các nội dung chủ yếu sau:

Quy trình mới được thực hiện theo một trình tự khoa học, chặt chẽ, bảo đảm tính khoa học, thực tiễn, khả thi và sáng tạo của từng sáng kiến. Trong đó, làm rõ, cụ thể hóa và hợp lý hóa nội dung công việc của nhiều bước trong quy trình như: Bước 1, chỉ đăng ký nội dung sáng kiến và đơn vị áp dụng thử nghiệm sáng kiến tức là chưa phải nộp hồ sơ đề nghị xét như ở quy trình cũ.

Bước 1: Phòng Khoa học và Hợp tác quốc ra thông báo đăng ký áp dụng sáng kiến

Bước 2: Đăng ký sáng kiến

Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu công nhận sáng kiến, gửi đăng ký sáng kiến về cơ quan thường trực khi có thông báo của Học viện Dân tộc. (thay cho việc viết đơn như trước đây). Trong đăng ký sáng kiến phải bao gồm nội dung và địa chỉ áp dụng sáng kiến thực hiện tại Học viện Dân tộc

Bước 3: Cơ quan thường trực hội đồng sáng kiến thẩm định, tổng hợp danh mục các sáng kiến đã đăng ký.

Bước 4: Các sáng kiến áp dụng thử tại đơn vị đã đăng ký trong thời gian quy định, cơ quan thường trực hội đồng sáng kiến chịu trách nhiệm giám sát hoạt động này và thành lập đoàn kiểm tra việc thực hành áp dụng sáng kiến.

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ công nhận sáng kiến và gửi về cơ quan thường trực hội đồng sáng kiến

Bước 6: Tiếp nhận hồ sơ công nhận sáng kiến

Bước 7: Trình tự làm việc của Hội đồng

        Trước đây không có khâu kiểm tra thực hành sáng kiến thì việc tổ chức họp hội đồng rất mất thời gian giờ họp nhanh hiệu quả hơn.

Bước 8: Công nhận và cấp Giấy chứng nhận sáng kiến

So với quy trình cũ có bổ sung thêm nội dung: Sau khi Hội đồng họp công nhận kết quả sáng kiến, trong thời gian 7 ngày làm việc k từ khi Hội đồng diễn ra, các cá nhân chủ trì sáng kiến có trách nhiệm gửi bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu để đăng trên Trang Thông tin điện tử Học viện.

4. Hiệu quả dự kiến có thể thu được khi áp dụng sáng kiến

Thực hiện xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở theo đúng quy trình trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của các sáng kiến. Các sáng kiến được lựa chọn và thẩm định ngay từ khi đăng ký sẽ loại bỏ những sáng kiến trùng lắp hoặc không khả thi sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức của các cá nhân, tập thể đăng ký xem xét. Các sáng kiến lại trải qua một quá trình thử nghiệm trên thực tế sẽ làm tăng tính khả thi, tính khoa học của sáng kiến. Đây cũng là cơ hội thuận lợi để các cá nhân, tổ chức kiểm nghiệm giải pháp sáng kiến được đưa ra có phù hợp và mang lại hiệu quả trên thực tế không.

Trên cơ sở chất lượng thực hiện quy trình xét công nhận sáng kiến, một mặt sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động này, thu hút đông đảo cá nhân, tổ chức thực hiện quy trình; mặt khác sẽ trực tiếp góp phần nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, nhân viên ở Học viện. Từ đây sẽ tạo nên môi trường sư phạm, môi trường nghiên cứu khoa học lành mạnh, dân chủ góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động của Học viện trong thời gian tới.

5. Kinh nghiệm

Qua quá trình triển khai thực hiện quy trình xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở ở Học viện theo quy trình mới, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau: Cần đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động sáng kiến cũng như quy trình xét công nhận sáng kiến để mọi người nhận thức sâu sắc, tạo cơ sở thống nhất về nhận thức và hành động trong tổ chức thực hiện. Thực hiện nghiêm túc quy trình xét công nhận sáng kiến ở tất cả các khâu, các bước là cơ sở quyết định đối với chất lượng, hiệu quả của sáng kiến. Đồng thời, cần phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng có liên quan, nhất là cần phát huy vai trò của các cá nhân đăng ký xét công nhận sáng kiến và Hội đồng sáng kiến.

6. Kiến nghị:

- Đối với các tổ chức, cá nhân đăng ký xét công nhận sáng kiến: nhận thức sâu sắc quy trình, từ đó triển khai thực hiện đúng các yêu cầu về đăng ký xét công nhận sáng kiến.

- Đối với Hội đồng sáng kiến: Nhận thức sâu sắc vai trò, trách nhiệm của bản thân trong xét công nhận sáng kiến, từ đó đề cao trách nhiệm trong thực hiện quy trình xét công nhận sáng kiến.

- Đối với Học viện: Hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định về hoạt động sáng kiến ở đơn vị cơ sở, nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả của hoạt động này.

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068