Giới thiệu kết quả sáng kiến cấp cơ sở năm 2018: Tăng cường hơn nữa yếu tố nước ngoài, yếu tố Quốc tế trong Tạp chí Nghiên cứu dân tộc nhằm đưa Tạp chí Nghiên cứu dân tộc từ 0,5 điểm lên 0,75 điểm và tiến đến 1 điểm

04/10/2019

Chủ trì sáng kiến: PGS.TS  Ngô Quang Sơn                                

     Từ năm 2012 đến tháng 3 năm 2017, Tạp chí Nghiên cứu dân tộc (NCDT) xuất bản được 17 số với khuôn khổ 20cm x 28 cm. Các trang bìa được in hình ảnh về đồng bào dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Tạp chí được in ấn trên chất liệu giấy Bãi Bằng có độ trắng và độ dày trung bình. Cỡ chữ 13 hoặc 12, khoảng cách dãn dòng, dãn khổ rộng, số lượng các cột linh hoạt từ 2-3 cột/trang in tạp chí…

     Về nội dung, Tạp chí thực hiện công việc thông tin, truyền thông theo đúng tôn chỉ mục đích, đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, góp phần hoạch định và thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Viện Dân tộc thuộc Ủy ban Dân tộc.  Tạp chí có 5 chuyên mục là: Chiến lược và chính sách dân tộc; Khoa học giáo dục và công nghệ; Văn hóa truyền thống và phát triển; Kinh nghiệm quốc tế; Tin hoạt động khoa học. Tạp chí chỉ có tóm tắt tiếng Việt, không có tóm tắt bằng tiếng Anh, không có mục tài liệu tham khảo. Nhiều số liệu, thông tin đưa ra không có trích dẫn nguồn… 

     Xét về cơ bản, tại thời điểm từ tháng 3 năm 2016 trở về trước, Tạp chí đã đáp ứng được những nội dung mà tôn chỉ, mục đích đề ra tại Giấy phép xuất bản số 1421/2012/GP- BTTTT của Bộ Thông tin Truyền thông. Nhưng từ tháng 10 năm 2016, tạp chí Nghiên cứu Dân tộc là tạp chí lý luận của Học viện Dân tộc, hoạt động xuất bản theo giấy phép số 600/2016/GP/BTTTT. Với tôn chỉ, mục đích có những nội dung mới so với thời kỳ trước. Cùng với đó, để phục vụ tốt hơn nhiệm vụ, chức năng của học viện Dân tộc, với 3 chức năng cơ bản là nghiên cứu hoạch định chính sách; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng DTTS, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc xác định phải thực hiện đổi mới cả nội dung và hình thức.    

     Mục đích của sáng kiến: Nhằm giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra là cần đổi mới hình thức và nâng cao chất lượng nội dung của tạp chí, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách dân tộc, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng DTTS. Đồng thời, góp phần nâng cao vị thế của tạp chí Nghiên cứu Dân tộc trong “làng” Tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, tăng cường yếu tố nước ngoài, yếu tố quốc tế… đưa Tạp chí nghiên cứu Dân tộc đi từ Tạp chí 0,5 điểm lên đến Tạp chí đạt 0,75 điểm và Tạp chí đạt 1,0 điểm.

     Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu

Thực trạng 02 số Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc đầu tiên khi Tạp chí trực thuộc Học viện Dân tộc (số16 và số 17). 2 số Tạp chí (số 16 và 17), đã có sự đổi mới cụ thể: 

Maket bìa đã được thay đổi theo hướng đúng chuẩn mực của một tạp chí khoa học. Bìa 1, 3, 4 không đăng ảnh.

Maket ruột được thay đổi căn bản. 15 số tạp chí trước đây được dàn trang với cỡ chữ 13, mỗi trang bổ 3 hoặc 2 cột chữ; khoảng cách cột chữ là 0,6 cm; khoảng cách giữa các dòng là 16-17pt; khoảng cách giữa các khổ văn bản là 0,3 cm…. cuốn tạp chí được đóng theo cách xếp tay sách và dập gim. Trong 2 số (số 16 và số 17), Tạp chí được dàn trang theo cỡ chữ 11,5 (số 16) và theo cỡ chữ 12 (số 17); mỗi trang tạp chí chỉ bổ 2 cột, khoảng cách giữa các cột chữ là 0,5 cm. Khoảng cách dãn dòng là 14pt; khoảng cách giữa các khổ văn bản là 0,2cm, thụt đầu dòng 0,7 cm. Chế bản thực hiện theo lệnh quản lý văn bản từng trang, bài tạp chí để thuận lợi cho sửa chữa, thay bài, bổ sung bài viết mới mà không ảnh hưởng tới kết cấu dàn trang của các bài khác. Cuốn tạp chí được đóng gáy vuông.

Nội dung tóm tắt của các bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Mục lục tạp chí được trình bày bằng cả tiếng Việt (ở trang 2) và tiếng Anh (ở trang 3). Cuối trang đầu tiên của các bài viết trong tạp chí được ghi rõ ngày nhận bài, ngày phản biện, ngày đăng bài, địa chỉ email của tác giả.

Trong từng bài viết, số liệu, thông tin được tra cứu và trích dẫn nguồn, đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Cuối mỗi bài có mục Tài liệu tham khảo. Cách viết chính tả, cách phiên âm tiếng dân tộc và tiếng nước ngoài trong các bài được đăng tải trong cùng 1 số tạp chí còn có sự thống nhất, bước đầu khắc phục được sự tùy tiện trong sử dụng chính tả và qui tắc phiên âm tiếng dân tộc và tiếng nước ngoài của cán bộ biên tập.

Nội dung của sáng kiến:

Đổi mới về hình thức của tạp chí Nghiên cứu Dân tộc trong các Số 18, 19, 20 (Tạp chí lý luận của Học viện Dân tộc - Ủy ban Dân tộc).  

     - Về hình thức:  Thiết kế lại maket các trang bìa (bìa 1, 2, 3, 4). Qua các số 18,19,20 thử nghiệm đã chọn được nền và mầu nền đặc thù với một Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc, hình nền là trống đồng Ngọc Lũ màu tím sáng trải dần từ đầu trên của Bìa 1 đến cuối Bìa 1. Thiết kế lại maket ruột 120 trang ruột: cỡ chữ; phông chữ đảm bảo chuyên nghiệp, co chữ 10,5 khoảng cách dãn dòng, giữa các cột phù hợp với một Tạp chí đạt chuẩn Quốc gia và bước đầu đạt chuẩn Quốc tế. Đổi mới qui cách in ấn, đóng gáy bìa tạp chí là vuông, có in chữ đẹp…

Nhằm tăng cường yếu tố nước ngoài, yếu tố quốc tế trong Tạp chí (NCDT) Tạp chí đã dần thay đổi số chuyên gia quốc tế, chuyên gia là người nước ngoài trong Hội đồng biên tập từ 5 chuyên gia quốc tế/25 chuyên gia trong Hội đồng biên tập của số 17 đã tăng số chuyên gia quốc tế lên từ số 18 là 7 chuyên gia quốc tế/25  chuyên gia trong Hội đồng biên tập và ổn định là 9 chuyên gia quốc tế/25 chuyên gia trong Hội đồng biên tập từ số 19,20,21.

Chuyên gia biên tập tiếng Anh cho Tạp chí (NCDT) được mời chuyên gia của Hoa Kỳ giàu kinh nghiệm chuyên môn, tốt nghiệp và nhận bằng Thạc sĩ Ngôn ngữ tiếng Anh tại trường Đại học danh tiếng Cambridge của nước Anh.

Nhằm tạo cơ hội trao đổi tốt chuyên môn, học thuật giữa các Tạp chí  Khoa học, Tạp chí (NCDT), Tạp chí Xã hội, Tạp chí Giáo dục...ở trong ngoài nước, giữa các chuyên gia, các nhà khoa học ở trong nước và quốc tế Tạp chí (NCDT) động viên, khuyến khích các chuyên gia Việt Nam viết và gửi đăng bài bằng tiếng Anh. Tạp chí (NCDT) sử dụng 02 ngôn ngữ chính: tiếng Việt và tiếng Anh. Đưa Tạp chí (NCDT) từ số 18,19,20,21 có số lượng bài tiếng Anh dần dần tăng lên, cụ thể:

Số 18 phát hành 6/2017 có 05 bài tiếng Anh trong tổng số 22 bài (chiếm 22,7%)

Số 19 phát hành 9/2017 có 06 bài tiếng Anh trong tổng số 21 bài (chiếm 28,6%)

Số 20 phát hành 12/2017 có 07 bài tiếng Anh trong tổng số 23 bài (chiếm 30,4%). Đã đạt chuẩn số bài tiếng Anh trong một số Tạp chí đạt điểm 1,0 của quốc gia (>30%).

Số 21 phát hành 3/2018 có 12 bài tiếng Anh trong tổng số 23 bài(chiếm 52,17%). Đã vượt chuẩn số bài tiếng Anh trong một số Tạp chí đạt điểm 1,0 của quốc gia (>30%). 

Từ số 21 của Tạp chí (NCDT)  (ra ngày 25/3/2018) trở đi đã có sự “đột phá”, “bứt phá” cao về số lượng bài tiếng Anh trong tổng số bài của một số Tạp chí (52,17%).

Số lượng chuyên gia người nước ngoài viết bài cho Tạp chí (NCDT) theo từng số cũng được tăng lên: số 20 có 01 chuyên gia nước ngoài viết bài bằng tiếng Anh đến số 21 đã có 04 bài do 04 chuyên gia nước ngoài viết bài cho Tạp chí (NCDT) bằng tiếng Anh. Đây là điểm ưu đối với Tạp chí Khoa học 1,0 điểm khi có chuyên gia nước ngoài viết bài đăng trên Tạp chí Khoa học. 

     - Kết quả về đổi mới  hình thức:

Maket bìa đã được thay đổi theo hướng đúng chuẩn mực của một Tạp chí khoa học Quốc gia và dần dần tiếp cận Tạp chí Khoa học Quốc tế. Bìa 3, 4 không đăng ảnh.

Maket ruột được thay đổi căn bản. 17 số Tạp chí trước đây được dàn trang với cỡ chữ 12, mỗi trang bổ 3 hoặc 2 cột chữ; khoảng cách cột chữ là 0,6 cm; khoảng cách giữa các dòng là 16-17pt; khoảng cách giữa các khổ văn bản là 0,3 cm…. cuốn tạp chí được đóng theo cách xếp tay sách và dập gim

03 số tạp chí (số 18, số 19, số 20), sau khi có những đề xuất cụ thể của tác giả đã có sự đổi mới cụ thể:  Tạp chí được dàn trang theo cỡ chữ 11,0 (từ số 18) và theo cỡ chữ 11,0 (số 18); mỗi trang tạp chí chỉ bổ 2 cột, khoảng cách giữa các cột là 0,5 cm. Khoảng cách dãn dòng là 14pt; khoảng cách giữa các khổ văn bản là 0,2cm, thụt đầu dòng 0,7 cm. Chế bản thực hiện theo lệnh quản lý văn bản từng trang, bài tạp chí để tiện sửa chữa, thay bài, bổ sung bài viết mới mà không ảnh hưởng tới kết cấu dàn trang của các bài khác. Cuốn tạp chí được đóng gáy vuông. Từ số 21 trở đi sẽ sử dụng co chữ 10,5; mỗi trang tạp chí chỉ bổ 2 cột, khoảng cách giữa các cột, khoảng cách dãn dòng, khoảng cách giữa các khổ văn bản nhỏ hơn trước,

     Nâng cao chất lượng về nội dung của Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc (Tạp chí lý luận của Học viện Dân tộc- Ủy ban Dân tộc). 

     - Về nội dung: Kết cấu bài trong từng chuyên mục; chất lượng biên tập, chất lượng bài đăng tải theo đúng chuẩn mực của một Tạp chí khoa học đạt chuẩn Quốc gia và bước đầu đạt chuẩn Quốc tế. Đưa Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc dần dần hòa nhập đầy đủ với làng Tạp chí Khoa học Quốc tế.

Cuối tháng 3/2018 (số 18, số 19, số 20, số 21) đã được xuất bản theo đề xuất đổi mới hình thức và nâng cao chất lượng nội dung của tác giả, cho thấy kết quả như sau:

     - Kết quả về nâng cao chất lượng nội dung:     

     Về các chuyên mục: Đổi mới chuyên mục và các bài trong chuyên mục theo hướng ngày càng nâng cao chất lượng các bài của Tạp chí (NCDT) trong từng chuyên mục cũng có sự thay đổi từ cách lựa chọn bài phù hợp vào từng chuyên mục đến cách thức biên tập, cách lựa chọn từ khóa.

Tóm tắt nội dung bài viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Mục lục tạp chí được trình bày bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Trang đầu tiên của các bài viết trong tạp chí được ghi rõ ngày nhận bài, ngày phản biện, ngày duyệt đăng bài. Cuối mỗi bài đăng có mục Tài liệu tham khảo.

Trong từng bài viết, số liệu, thông tin được tra cứu và trích dẫn nguồn, đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.     

Các bài tiếng Việt và tiếng Anh có nhạy cảm, liên quan đến an ninh, chính trị... đều được đưa cho các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm phản biện độc lập về chuyên môn.  

Sáng kiến này đã được áp dụng trong công tác biên tập, đọc duyệt, in ấn xuất bản Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc từ số 18,19,20,21 (số tháng 6/2017, số tháng 9/2017, số tháng 12/2017 và số tháng 3/2018) và tiếp tục được áp dụng trong các số tạp chí tiếp theo.

     Hiệu quả dự kiến có thể thu được khi áp dụng sáng kiến

Thực hiện sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc, tăng cường hơn nữa yếu tố quốc tế, yếu tố nước ngoài của Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc, hòa nhập và mở rộng giao lưu quốc tế, tiến tới Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc đạt điểm 0,75 và tiến tới Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc đạt điểm 1,0.  

     Kết luận:

     04 số Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc đã được xuất bản là số 18 (tháng 06/2017), số 19 (tháng 09/2017), số 20 (tháng 12/2017) và số 21 (tháng 03/2018)  đã giúp tôi nhận thấy rất rõ ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến trong việc nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của Tạp chí, tăng cường yếu tố quốc tế, yếu tố nước ngoài của Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc. Tạp chí thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ là thực hiện chức năng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, phản biện xã hội về lĩnh vực dân tộc, công tác dân tộc, chính sách dân tộc và diễn đàn trao đổi, cung cấp thông tin nghiên cứu khoa học về lĩnh vực dân tộc, công tác  dân tộc, chính sách dân tộc. Đồng thời, tuyên truyền và bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; đấu tranh phản bác lại những quan điểm, luận điệu sai trái nhằm xuyên tạc đường lối, chính sách dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam; tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu kinh tế - văn hóa, xã hội của đất nước theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc đã bám sát tôn chỉ, mục đích để đổi mới, nâng cao chất lượng. Sự đổi mới về cách thức trình bày bìa, chế bản, dàn trang, in ấn theo chuẩn mực của Tạp chí khoa học; sự nâng cao chất lượng từ khâu đặt bài, thu nhận bài, biên tập (trong đó yếu tố quan trọng nhất là nâng cao trình độ cho đội ngũ biên tập viên), đến khâu sắp xếp các bài phù hợp vào các chuyên mục, chú ý trích dẫn nguồn số liệu, thông tin đảm bảo chính xác, khoa học, đạt độ tin cậy cao, tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung bài viết; các nghiên cứu, các cứ liệu khoa học không ngừng được cập nhật và thiết thực cho đồng bào dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số và miền núi là những đổi mới ban đầu, nhưng vô cùng quan trọng của tạp chí Nghiên cứu dân tộc.    

     Với những ưu điểm đã có, việc đổi mới hình thức và nâng cao chất lượng nội dung của tạp chí sẽ được tiếp tục thực hiện trong các số tạp chí tiếp theo./.

 

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

+ 0912.205.509
+ 0829.638.068